Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/07/2021, 08:48 AM

Vô uý thí giúp bệnh nhân đón nhận thực tại một cách bình thản nhất

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay, Tài thí và Pháp thí cố nhiên vô cùng đáng quý, nhưng Vô úy thí lại càng đáng quý vô ngần!

TS.BS. Phạm Nguyên Quý - Tổ chức Y học cộng đồng, Khoa Ung thư Nội khoa, Đại học Kyoto, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren.

TS.BS. Phạm Nguyên Quý - Tổ chức Y học cộng đồng, Khoa Ung thư Nội khoa, Đại học Kyoto, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren.

Mình không phải chuyên gia Phật học, nhưng xin lạm bàn một tí về Phật giáo trong y khoa.

Sư cô Liên Trí đã chỉ cho mình rằng bác sĩ có thể giúp cho bệnh nhân những món quà ý nghĩa.

“Tài thí” là cung cấp vật chất như thuốc men, dinh dưỡng, vệ sinh... cho người bệnh.

“Pháp thí” là cung cấp kiến thức đúng và hướng dẫn hợp lý để bệnh nhân an tâm điều trị.

Nhưng còn một loại thứ 3 khó hơn (nhưng có khi lại dễ làm hơn) là “Vô úy thí”

“Vô úy thí” là giúp bệnh nhân không/bớt sợ hãi để đón nhận thực tại bình thản nhất.

Bệnh nhân của mình 60 tuổi bị ung thư thực quản giai đoạn cuối nhưng bình thản lắm.

Tháng 1 rồi dính COVID loại khá nặng: Mình vẫn ở bên ổng.

Tháng 2 ra viện xong vợ bỏ: Mình vẫn ở bên ổng.

Tháng 5 không muốn hóa trị nữa: Mình cũng vẫn ở bên ổng.

Ung thư không còn hóa trị mình vẫn hẹn tái khám như thường.

Đó chỉ là một trong những mẹo nhỏ mà mình đang sử dụng để bệnh nhân có chỗ dừng chân khi cả thế giới đang thay đổi.

Bởi điều kiện cần để Vô úy thí là ở bên người bệnh.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân sẽ nhìn thái độ của bác sĩ mà hành xử.

Bác sĩ mà bình thản nói “Đó là chuyện thường thôi!” thì bệnh nhân ắt sẽ bình tâm.

Bác sĩ mà nhảy cà tưng thì ắt bệnh nhân sẽ bỏ chạy.

Nhìn về Việt Nam, tôi thật sự ái ngại vì quá nhiều NVYT đang phải tham gia làm xét nghiệm tại cộng đồng, phải dành hầu hết thời gian thúc đẩy việc sàng lọc - cách ly mà ít ai được ở bên người bệnh. Phải chăng đó là một trong những nguyên do gây nên sự hoảng loạn trong cộng đồng?

Vô úy thí: Cực kỳ cần thiết trong cái dịch này.

TS.BS. Phạm Nguyên Quý

Tổ chức Y học cộng đồng,

Khoa Ung thư Nội khoa, Đại học Kyoto,

Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm