Vu Lan của người chiến sĩ thầm lặng
Nhìn những hình ảnh các chiến sĩ chỉ liên lạc qua chiếc smartphone hoặc đứng từ xa nhìn người thân mà không được ôm người thân vào lòng trong mùa Vu lan này ta mới thấy tình cảm gia đình thiêng liêng biết nhường nào, nhất là những bậc làm cha làm mẹ không được gặp mặt ôm hôn những đứa con của mình.
“Nếu ai sống cho riêng mình lòng hẹp như sông
Nếu ai sống cho mọi người lòng rộng như biển”
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam chúng ta đang phải trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả bởi sự quay trở lại của Đại dịch toàn cầu Covid-19. Dưới trời nắng như đổ lửa của thời tiết mùa hè, đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên đến từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S nhận lệnh đi đến những nơi tuyến đầu chống dịch.
Tại các Khu Cách ly, các bệnh viện dã chiến, nơi mà nguy cơ lây nhiễm lên đến mức “đỉnh điểm”, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dường như không có chỗ thở, đôi tay nhăn nheo do mang bao tay hàng giờ liền đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên vẫn ngày đêm miệt mài, dốc hết sức lực, thậm chí quên đi sức khoẻ của bản thân mình để bảo vệ cho sự bình yên của Đất nước. Hàng ngày chứng kiến hình ảnh các y bác sĩ, chiến sĩ … ngất đi vì kiệt sức. Quả thực, chúng ta không khỏi xót xa.
Ấy thế mà vẫn còn một số bộ phận người dân còn thiếu ý thức không thực hiện nghiêm túc chỉ thị của nhà nước, coi thường dịch bệnh làm khó dễ nhằm qua mặt lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch đang bị cộng đồng mạng lên án, những hành động ấy không những gây hại cho chính mình khi không may nhiễm bệnh mà còn vô tình tăng thêm gánh nặng cho đội ngũ chống dịch.
Dù môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, dù phải làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ dưới thời tiết khắc nghiệt, oi bức của mùa hè trong bộ đồ bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và cũng bởi vì mang trên mình sứ mệnh cao cả, họ quyết không chùn bước, sẵn sàng hy sinh lợi ích, hạnh phúc riêng, quên đi sức khoẻ bản thân vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Những người thầy thuốc khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, họ không chỉ là bác sĩ, họ còn là chiến sĩ, là những người anh hùng của cuộc chiến và luôn tận tuỵ chăm sóc, chữa trị cho người bệnh bằng tất cả tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Hơn lúc nào hết, sự chia sẻ, khích lệ động viên tinh thần từ cộng đồng chính là nguồn cổ vũ lớn lao tiếp thêm sức mạnh để những “chiến sĩ áo trắng” thêm vững tin, kiên cường trên mặt trận chống dịch bệnh Covid-19.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay, đã gần 3 tháng, các điều dưỡng, bác sĩ ở phải sống xa gia đình, xa con cái để túc trực chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch từ các nơi chuyển đến, đồng thời là cách tốt nhất bảo vệ người nhà tránh nguy cơ lây nhiễm, chừng ấy thời gian trực chiến cũng là chừng ấy thời gian các chiến sĩ chưa một lần về nhà. Nhìn những hình ảnh các chiến sĩ của chúng ta chỉ liên lạc qua chiếc smartphone hoặc đứng từ xa nhìn người thân mà không được ôm người thân vào lòng trong mùa Vu lan này ta mới thấy tình cảm gia đình thiêng liêng biết nhường nào, nhất là những bậc làm cha làm mẹ không được gặp mặt ôm hôn những đứa con của mình. Thế nhưng, những cuộc trò chuyện cũng diễn ra chóng vánh với khoảng thời gian hiếm hoi sau mỗi ca trực, nhìn những giọt nước mắt của những chiến sĩ áo trắng ấy mà chúng ta không khỏi xót xa. Không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, không tình cảm nào sánh bằng tình yêu thương của mẹ cha. Với những ai còn may mắn được cài bông hồng màu đỏ trên ngực áo, xin nhớ rằng thời gian bên cha mẹ là hữu hạn. Chính vì vậy, hãy trân trọng từng phút giây và quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn những khi còn có thể.
Ai đêm khuya dầm sương?
Ai hằn sâu những vết thương?
Nếu ai cũng lo thiệt hơn
Cho phận mình sung sướng,
nếu bỏ mặc đầu chiến tuyến sẽ ra sao?
Ai không lo ngày mai
Ai chẳng cần được sống, nhưng
Nếu không hy sinh ngày hôm nay
Ngày mai có đến?
nếu run sợ
Thì đất nước có yên bình?
Màu áo trắng anh hùng
Kẻ thù vây quanh vô hình
Rời mái ấm gia đình
Lạnh lẽo thân mình
Màu áo lính anh hùng
Không đạn bom nhưng bao hiểm nguy
Góp giấc ngủ êm ấm, ân tình cho đồng bào.
Thật may mắn khi đang sống, học tập và làm việc trong môi trường an toàn, được chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Chúng ta vô cùng cảm kích tấm lòng, sự hy sinh cao đẹp của đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất đến những cống hiến quên mình thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên. Kính chúc đội ngũ chống dịch luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an để tiếp tục sự nghiệp cứu người.
Xin trân trọng cảm ơn và tri ân!
Mẹ mất đột ngột, chiến sĩ nén đau thương ở đơn vị làm nhiệm vụ chống dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm