Vui trong đau khổ
Cuộc đời có nhiều niềm vui, nỗi buồn, nhưng có thể nói niềm vui lớn nhất của con người chính là làm phước. Nỗi đau đớn, dằn vặt trên đường đời cũng nhiều và đa dạng, nhưng có lẽ đau khổ lớn nhất là sự trống rỗng.
> Tu hành hãy luôn giữ chánh niệm
Cuộc đời có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng có thể nói niềm vui lớn nhất của con người chính là làm phước. Nỗi đau đớn và dằn vặt trên đường đời cũng rất nhiều và đa dạng, nhưng có lẽ đau khổ lớn nhất là sự trống rỗng. Đức Phật nói khổ để chúng ta tìm ra nguyên nhân của khổ, và diệt khổ để được an vui. Người không hiểu rõ đạo Phật nên đánh giá sai lầm, cho đạo Phật là bi quan, yếm thế. Người hiểu đạo Phật đúng đắn là người biết tìm về nguồn an vui, biết tìm về nguồn giải thoát chứ không phải khổ đau như người ta tưởng.
Thời đức Phật còn tại thế, một hôm, Ngài cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La-duyệt-kỳ. Lúc ra về, gặp một chàng thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy nhót và húc nhau, Ngài mới nói:
“Người chăn bò, lùa bầy bò. Cũng như thế, già chết chăn nuôi và lùa kéo sanh mạng đi nào ai có biết!”.
“Xưa nay, hàng trăm ngàn người chứa chất của cải cho lắm, cung dưỡng thân thể cho nhiều, nhưng rồi không ai thoát khỏi điêu tàn chết chóc”.
“Ngày và đêm, sinh mạng bị công kích, bị tước dần. Cho nên, sự sống bị tiêu mòn y như bờ đất bị xói lở”.
Lúc về tinh xá, Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, vừa rồi trên đường về, Thế Tôn có nói ba bài tụng nhưng chúng con không hiểu hết ý nghĩa, xin Thế Tôn chỉ giáo cho.
- A-nan! Trên đường về vừa rồi, ông có thấy người lùa bầy bò không?
- Bạch có.
Người ấy là người thợ thịt. Bò của anh ta có đến ba ngàn con, cứ ngày ngày lùa ra ngoài thành tìm nơi cỏ tốt cho ăn, rồi lựa con nào to béo thì làm thịt để bán. Giết hơn một nửa rồi mà bầy bò ấy không con nào biết số phận mình ra sao cả. Chúng vẫn thản nhiên húc nhau, nhảy nhót, kêu rống, ăn uống... ta cảm thương cho chúng mới nói mấy bài tụng vừa rồi.
Thường tạo nghiệp lành để sống an vui
- Nhưng A-nan! Có phải riêng chỉ người chăn bò và bầy bò ấy mới như thế đâu, nhân loại cũng có lắm người vùi mình trong hoàn cảnh tương tự như thế. Họ đứng trước “bản ngã”, mà không biết bản ngã chỉ là sự chuyển biến liên tiếp. Vì thế, họ tham lam, dục lạc, cung dưỡng thân xác, rồi sung sướng khoái chí. Họ sát hại lẫn nhau, húc chết sự sống của nhau, mà không biết là mình đang húc nhau vào cái chết! Trong khi đó, bên cạnh sự sống, vô thường chết chóc đang nhanh lẹ tiến đến, thế mà họ vẫn ngang nhiên không hay biết, có khác gì bầy bò kia.
Phật dạy như thế, trong số được nghe, có những người cung dưỡng thân thể quá đáng liền tỉnh ngộ, tự cố gắng khuyến khích mình sống theo tinh thần tri túc. Như thế, không bao lâu, họ đều chứng được Thánh quả vô sanh.
Một ngày đã qua, thế là chúng ta bước gần đến cái chết. Mạng sống cũng giảm dần, như cá ít nước có vui gì! Ta phải siêng năng tu tập như cứu hỏa cháy trên đầu. Nên nghĩ đến vô thường, cẩn trọng đừng có buông lung... Mục đích của Phật giáo là diệt khổ chứ không phải trốn tránh sự khổ. Muốn diệt khổ thì phải phân tích sự khổ ở đời một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học.
Sau đó, phát hiện ra những nguyên nhân gây khổ, gốc rễ nội tại của nỗi khổ rồi diệt khổ đi, có thế mới an vui ngay hiện tại. Ai cũng trải qua những khổ đau, mất mát trong cuộc đời. Tuy nhiên, cảm xúc đau buồn không thể kéo dài mãi. Hãy luôn giữ niềm tin, vì sau cơn mưa trời lại sáng. Nếu khổ đau được đoạn tận, tức đã được an lạc hoàn toàn ngay đời này và đời sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm