Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/04/2024, 13:30 PM

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Vui hay vui vẻ , vui thích, vui sướng, an vui, là biểu hiện cảm xúc mô tả các trạng thái tinh thần tích cực của con người và các động vật khác như sự trải nghiệm hài lòng hân hoan, thú vị.

Nó bao gồm các trạng thái tinh thần hân hoan dễ chịu, hài lòng, toại ý, mãn nguyện.

Trong tâm lý học, việc mô tả niềm vui như một cơ chế phản hồi tích cực, thúc đẩy cơ thể để tái tạo. Niềm vui được biểu hiện một phần bên ngoài ra nụ cười, sự hớn hở, hưng phấn hoặc những biểu hiện tế nhị hơn, thâm trầm hơn, vi tế hơn.

An cư, nỗ lực thực tập pháp Phật

69443312_953178618366285_3848458011961982976_n

Ví dụ ta được mọi người khen tặng ta vui cười hớn hở

Khi ngồi thiền được thư giãn thư thái an lạc nhẹ nhàng.

Sống vui cũng là một ngày trôi qua, sống khổ cũng trải qua một ngày. Vậy sao ta không làm gì để cuộc đời mình được vui vẻ hạnh phúc, cứ mỗi ngày ta tạo những một niềm vui. Hôm qua đã là quá khứ rồi, đừng để nỗi lo âu, muộn phiền mang theo ngày hôm nay; Tương lai là chưa đến không nên để những lo âu viễn vông xa vời làm ta mất vui trong hiện tại.

Mô tả niềm vui hạnh phúc trong Phật giáo hay dùng từ hỷ và lạc.

Hỷ và lạc có mối liên hệ mật thiết với nhau. nhưng là hai trạng thái cảm xúc tích cực khác nhau.

Có hỷ thường có lạc đi theo, nhưng có lạc không nhất thiết là có hỷ

Trạng thái cảm xúc lạc thâm trầm sâu sắc tế nhị và lâu dài hơn hỷ

Vì dụ trong Tam thiền ly hỷ diệu lạc tức là có lạc mà không có hỷ

Lạc thuộc Thọ uẩn còn hỷ thuộc hành uẩn.

Có thể nói hỷ là sự vui vẻ thích thú khi đạt được điều mong muốn còn lạc là sự thụ hưởng hương vị của cái đạt được ấy.

Ví dụ, một người đi xa trên sa mạc vừa nâng nóng, và khát nước, mong tìm được nước uống và bóng cây mát để nghỉ chân tránh nắng, khi nghe người ta nói phía trước rất gần có hồ nước mát và bóng râm thì người ấy cảm thấy hân hoan vui mừng ( hỷ). Khi người ấy đi đến hồ nước trong và mát được uống nước thỏa thích và nghỉ ngơi thư thái dưới bóng râm bên hồ nước (lạc).

Cũng có thể nói hỷ là vui mừng còn lạc là hạnh phúc. 

Kinh Pháp cú, đức Phật dạy:

Ta vui sống lương thiện

Ta vui sống tri túc

Ta vui sống đơn giản

Ta vui sống tử tế

Ta vui không làm ác

Ta vui không nói ác

Ta vui không nghĩ ác

Ta vui làm việc thiện

Ta vui có niềm tin

Ta vui nghe chánh pháp

Ta vui không tham lam

Ta vui không đố kỵ

Ta vui không ích kỷ

Ta vui không buông lung

Ta vui siêng tu tập

Ta vui tâm điều phục

Ta vui, có thiền định

Ta vui có trí tuệ

Ta vui khi không chấp

Ta vui có tâm xả

Ta vui tâm bất thối

Vui thay vui Niết bàn

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong Pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Xem thêm