Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/06/2020, 12:00 PM

Xôi đủ màu - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Câu trả lời là nếu trong một thời gian nào đó, sống với những người kia và có hạnh phúc với nhau thì những giây phút hạnh phúc này sẽ trở thành vĩnh cửu, thiên thu. Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Cái vĩnh cửu, cái thiên thu nằm trong giây lát.

Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trong suốt 33 năm luân lạc tại quê người, thỉnh thoảng Thầy cũng nằm mơ thấy trở về Phật Học Viện. Phật Học Viện này không phải là nơi Thầy tu học, lớn lên, mà là nơi Thầy dạy. Đó là chùa Ấn Quang, được thành lập năm 1950. Thầy và thầy Trí Hữu là hai người đầu tiên sáng lập ra chùa Ấn Quang. Chùa làm bằng mái tranh, vách đất, hồi đó gọi là chùa Ứng Quang. Thầy bắt đầu dạy một lớp sa di, gồm có mười mấy chú, trong đó có chú Từ Mẫn, sau này làm giám đốc nhà xuất bản Lá Bối. Sau đó chùa Ứng Quang trở thành Phật Học Đường Nam Việt, có rất nhiều thầy và sinh viên tới học. Thầy giảng dạy tại Phật Học Viện này từ năm 1953 đến năm 1962.

Thầy đã dạy rất nhiều thế hệ Tăng sinh. Phần lớn tăng sinh mà Thầy dạy là các sư chú, vì họ là nội trú. Số lượng các sư chú, sư cô ngoại trú tới học rất ít, chừng hai chục người. Sư bà Tịnh Nguyện mà quý vị được gặp năm ngoái, ở đây, cũng là một trong những ni sinh ngoại trú trong những lớp Thầy dạy. Bây giờ có nhiều chú đã trở thành Thượng Tọa, Hòa Thượng. Ví dụ như Hòa Thượng Minh Thành, Viện Chủ chùa Ấn Quang, ngày xưa Ngài cũng là Tăng sinh của Thầy. Tăng sinh mà lại là tăng sinh rất trẻ vì hồi đó Thầy có nhiều học trò lớn tuổi hơn thầy Minh Thành.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thỉnh thoảng Thầy nằm mơ về Phật Học Viện và thấy Thầy đang ngồi chung với các sư chú ở trong liêu phòng của họ. Mỗi khi gặp họ, Thầy đều rất vui mừng. Thầy hỏi: ‘‘Sao? Những ngày gần đây quý vị có được vui vẻ và mạnh giỏi không? Quý vị làm gì, kể cho tôi nghe với!’’ Có một điều lạ là thỉnh thoảng Thầy đã có gặp những vị ấy ở Hoa Kỳ; họ đang giữ những chức vụ rất lớn như hòa thượng, thượng tọa, trụ trì. Nhưng mỗi khi đi vào trong giấc mơ mà gặp họ thì luôn luôn Thầy chỉ gặp những hình ảnh của cố nhân, những hình ảnh xưa cũ mà thôi. Tại sao? Tại vì trong những ngày giờ ấy Thầy có nhiều hạnh phúc. Thầy trò có hạnh phúc với nhau, có được nhiều thì giờ ở chung với nhau. Bây giờ họ đã lớn, làm chức lớn nhưng Thầy không được sống chung với họ, vì vậy cho nên họ cứ trở thành cố nhân.

Trong những giấc mơ, gặp các thầy, các sư chú trẻ nói chuyện, Thầy vẫn cảm thấy sự thân thiết, và tình thầy trò đem lại rất nhiều hạnh phúc cho Thầy. Thầy là vị giáo thọ trẻ nhất trong Phật Học Viện, Thầy tự cho mình là người thương yêu và chăm sóc cho các tăng sinh nhiều nhất. Thầy đã tổ chức cho các sư chú đi picnic ở bãi biển, tổ chức ban y tế chăm sóc cho các sư chú, và rất gần gũi các sư chú. Trong khi các vị giáo thọ khác người nào cũng có thị giả, còn Thầy thì không cần thị giả. Không có thị giả nhưng trong phòng Thầy luôn luôn có từ 5 tới 7 sư chú một lần. Thầy gần gũi các sư chú và các sư chú rất thương mến Thầy. Tuy là thầy trò nhưng Thầy không lớn hơn họ bao nhiêu nên thầy trò cứ xem nhau như anh em. Xưng hô với nhau là thầy – con nhưng kỳ thực trong sự sống hàng ngày liên hệ giống như tình anh em.

Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

Câu trả lời là nếu trong một thời gian nào đó, sống với những người kia và có hạnh phúc với nhau thì những giây phút hạnh phúc này sẽ trở thành vĩnh cửu, thiên thu. Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Cái vĩnh cửu, cái thiên thu nằm trong giây lát. Thầy còn nhớ một hôm Thầy tới giảng và ngủ lại trong một ngôi chùa ở nhà quê tại Mỹ Tho, trong một cái thất nhỏ như thất Ngồi Yên của xóm Thượng bây giờ. Buổi sáng hôm đó, các thầy trong chùa, trong đó có thầy trụ trì ra chơi với Thầy để uống trà. Phía trước thất cũng có một chiếc sàn gỗ giống hệt như chiếc sàn gỗ ở cốc Ngồi Yên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong lúc các thầy đang ngồi nói chuyện và uống trà thì có một chị bán xôi đi ngang qua. Thay vì mời mọi người vào chùa ăn sáng với các chú thì thầy trụ trì đề nghị: Chúng ta hãy ngồi lại đây, gọi chị bán xôi tới mua xôi để cùng ăn sáng. Gánh xôi rất đặc biệt, có đủ màu sắc; xôi gấc màu đỏ, xôi bắp màu trắng. Xôi bắp có những hạt bắp trắng tinh. Xôi đậu xanh, xôi đậu phụng, xôi nếp than. Rất nhiều màu. Lại có bánh phồng mì, dừa nạo, nhân đậu xanh. Các thầy ngồi ăn sáng bằng xôi đủ màu, không có đĩa, muỗng, đũa, mỗi người chỉ có một tờ lá chuối lớn và xôi ba màu, bốn màu, hoặc năm màu. Cho đến bây giờ, Thầy vẫn nghĩ rằng đó là bữa ăn sáng ngon nhất trong đời của Thầy.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tâm tình với trẻ qua 'Trong cái không có gì không?

Trích "Người ngày xưa - Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 27.06.1999"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm