Ý nghĩa 5 màu trên lá cờ Phật giáo
Năm màu sắc của lá cờ Phật giáo: Xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam là biểu trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật; đồng thời ý nghĩa các màu sắc cũng tương ưng, nêu biểu gắn với Ngũ căn Ngũ lực.
> Người tu nên chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình
Là những phương pháp tu học Phật quý báu có thể đưa người tu hành từ địa vị phàm phu đến các Thánh quả trong ba thừa.
Mỗi màu sắc có ý nghĩa, sự phân biệt khác nhau:
Màu trắng: tượng trưng Tín căn
Màu đỏ: tượng trưng cho Tinh tấn căn
Màu vàng: tượng trưng cho Niệm căn
Màu xanh dương: tượng trưng cho Định căn
Màu da cam: tượng trưng Huệ căn.
Ngũ căn
Là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
Luận Trí Độ, quyển thứ mười, giải rằng: "Năm căn này là căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn". Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.
Chúng là sự phục sức trang nghiêm, là phương tiện công hiệu giúp người tu học thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả.
Giải nghĩa:
1. Tín căn:
Là lòng tin mạnh mẽ vững chắc. Lòng tin này không giống như lòng tin mù quáng, vô điều kiện, bất chấp lý trí của phần nhiều ngoại đạo. Lòng tin ở đây là con đẻ của lý trí, là kết quả của sự suy luận sáng suốt, của sự quan sát kỹ càng. Đức Phật không bao giờ bắt buộc Phật tử tin một điều gì mà không suy luận được, không giải thích được.Vì lòng tin của người Phật tử khởi từ trí xét đoán. Bởi thế nên nó vô cùng vững chắc, mãnh liệt. Chính nó là căn bản phát sinh các hạnh lành, Phật dạy: "Tin là mẹ vô lượng của công đức". Nhưng Phật tử tin cái gì? Phật tử tin Tam Bảo:
Tin Phật: Phật tử biết rằng đức Phật là đấng hoàn toàn giác ngộ, giải thoát. Vì thế, Phật tử suốt đời tin tưởng theo Phật, để hướng tiến đến sự giác ngộ, giải thoát mà Phật đã thân chứng.
Tin pháp: Pháp là chân lý, là sự thật mà đức Phật đã khám phá ra và truyền lại cho chúng ta. Hay nói một cách khác, pháp là giáo lý đúng như sự thật mà đức Phật đã thuyết minh. Chúng ta tin tưởng những giáo lý ấy, vì người nói ra là đức Phật, đã thân chứng được và giác ngộ được nhờ giáo lý ấy.
Tin Tăng: Tăng là người thực hành các giáo lý của Phật để giác ngộ mình và người, là kẻ thay Phật đưa cao ngọn đuốc chính pháp sáng ngời, để soi đường cho chúng sinh. Vì thế, Phật tử suốt đời quy hướng về Tăng.
2. Tấn căn:
Tấn là tinh tấn. Tấn căn là sự dũng mãnh tinh tấn trên bước đường tu tập không bao giờ thối lui. Nếu đã có lòng tin chắc chắn mà không tinh tấn thực hiện, làm theo những điều mình tin, thì lòng tin suông ấy trở thành vô dụng, không đưa chúng ta đến đâu cả.
Vậy cho nên người Phật tử đã tin Tam Bảo, thì phải luôn luôn tinh tấn thực hành giáo lý của Phật.
3. Niệm căn:
Niệm là ghi nhớ. Ghi nhớ những gì? Mục tiêu của niệm là nhớ nghĩ đến những phương pháp thực hành: Niệm thí (tu tập bổ thí); Niệm giới (việc trì tịnh giới đoạn trừ phiền não); Niệm thiên (nhờ nghĩ đến cách tu tập 4 thiền định, để thanh lọc hết các phiền não).
4. Định căn:
Định hay tịnh lự do dịch nghĩa chữ Phạn là Dhyana (Thiền na). Định là lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp, để suy đạt thật nghĩa của nó. Theo Luận Nhiếp Đại Thừa, định có thể chia làm ba bậc:
5. Huệ căn:
Huệ là trí huệ sáng suốt, thâm nhập được chân tướng của vạn pháp. Trí huệ ấy không có sự phân biệt, vì phân biệt là tác dụng của vọng thức, là mê lầm.
Nói một cách tổng quát giản dị, huệ căn là trí huệ do thiền định đã làm lặng sạch.
Ngũ Lực
Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.
1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.
2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể san bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.
3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.
4. Định lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.
5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.
Nói một cách tổng quát, những sức mạnh này là kết quả thu đạt được do sự kiên cố tu luyện của Ngũ căn. Nó như là một ngọn lửa bật lên sau khi người ta đã nỗ lực cọ sát hai cây củi vào nhau để lấy lửa.
Diệu Dụng Của Ngũ Căn Và Ngũ Lực
Như chúng ta đã thấy ở trên, Ngũ căn và Ngũ lực vừa làm hai căn bản, vừa là nghị lực để phát sinh, tăng trưởng vô lượng công đức thù thắng.
Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thật hành chính pháp (tấn), hằng ghi nhớ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não, đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị vô thượng Bồ đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ lực) do Ngũ căn gây tạo. Với ngũ lực này, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện linh lợi, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Đích cuối cùng của người tu hành theo chính pháp tức là thành Phật. Đến đích này, người ấy là ánh sáng của chúng sinh gieo mầm an lạc. Chính người mới có đủ thần lực, diệu dụng làm cho chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm