Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/06/2020, 13:47 PM

Ý nghĩa sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật

Kinh A Di Đà Yếu Giải của ngài Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay, ngài nói rằng: “Đức Phật A Di Đà có vô lượng danh, nghĩa chứ chẳng phải chỉ có ý nghĩa Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang thôi đâu!"

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Hỏi: Nam Mô A Di Đà Phật! Thưa thầy cho con hỏi sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Chữ “hồng danh” nghĩa là như nào con cũng không hiểu xin thầy chỉ bảo ạ. Con cảm ơn thầy!

Đáp: Đây là câu hỏi rất hay nghe thì tưởng dễ mà để hiểu nghĩa thì vô cùng khó, đòi hỏi người giải thích phải am hiểu rất sâu sắc nghĩa của từ “hồng danh” là gì? Nếu các bạn sa vào màu sắc thì là sai hoàn toàn không thể giải thích nổi điều này nữa mà còn hiểu sai ý nghĩa của chữ “hồng danh” trên đây.

Vậy “hồng danh” là gì? Hồng danh: là từ ghép Hán Việt gồm hai từ Hồng và Danh ghép lại mà thành. 

Hồng có nhiều nghĩa như sau: 

- Nghĩa thứ nhất là: Cả, lớn. Như hồng lượng 洪量 lượng cả, hồng phúc 洪福 phúc lớn.

- Nghĩa thứ hai là: Hồng thủy 洪水 nước lụt, thường gọi tắt là hồng.

- Nghĩa thứ ba là: Mạch hồng 脈洪 mạch chạy đùn đùn như nước lên gọi là mạch hồng.

Hồng danh là chỉ cái danh xưng, là tên nổi tiếng nhất, lớn nhất, cao tột nhất, cao cả nhất mà không có ai có thể sánh bằng. Sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật là cao cả nhất, vĩ đại nhất không có gì hơn.

Hồng danh là chỉ cái danh xưng, là tên nổi tiếng nhất, lớn nhất, cao tột nhất, cao cả nhất mà không có ai có thể sánh bằng. Sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật là cao cả nhất, vĩ đại nhất không có gì hơn.

Danh: là chỉ danh xưng (tên); khi chỉ địa vị thì là chức danh, khi chỉ nơi chốn thì là địa danh… Ở đây ta hiểu theo nghĩa danh xưng tên gọi. 

Tóm lại: Hồng danh là chỉ cái danh xưng, là tên nổi tiếng nhất, lớn nhất, cao tột nhất, cao cả nhất mà không có ai có thể sánh bằng. Sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật là cao cả nhất, vĩ đại nhất không có gì hơn.  Tại sao lại nói là cao cả nhất vì nếu ta phân tích ra thì thấy: "Nam Mô" là từ Hán dịch ra chữ Việt tức là quy y, tức nghĩa là “nương tựa”, hoặc “trở về”, “trao mạng” cho... Ở đây là nói chúng ta nương tựa vào đức Phật A Di Đà, quy y Ngài và trao thân mạng cho Ngài.

Chữ "A" là từ Hán dịch ra tiếng Việt là "Vô".

Chữ "Di Đà" dịch ra tiếng Việt là "Lượng".

Chữ "Phật" dịch ra tiếng Việt là "Giác".

Vậy câu Nam Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là trở về nương tựa với bậc Vô Lượng Giác! Đây là từ trên mặt chữ mà giải thích ý nghĩa. 

Chữ "A Di Đà" dịch ra là "Vô Lượng" thì nên biết đức A Di Đà Phật có vô lượng danh xưng và vô lượng nghĩa vi diệu. Chứ không phải chỉ là Vô Lượng Giác hay Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang thôi đâu!

“Đức Phật A Di Đà có vô lượng danh, nghĩa chứ chẳng phải chỉ có ý nghĩa Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang thôi đâu! Vô Lượng đây là cái gì cũng là vô lượng, vô biên cả, như hạnh nguyện, thần thông, diệu dụng... Cái gì cũng đều là vô lượng cả!”

“Đức Phật A Di Đà có vô lượng danh, nghĩa chứ chẳng phải chỉ có ý nghĩa Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang thôi đâu! Vô Lượng đây là cái gì cũng là vô lượng, vô biên cả, như hạnh nguyện, thần thông, diệu dụng... Cái gì cũng đều là vô lượng cả!”

Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

Trong Kinh Vô Lượng Thọ có nêu ra có 12 danh hiệu của đức Phật A Di Đà như là:

1- Vô Lượng Quang Phật.

2- Vô Biên Quang Phật.

3- Vô Ngại Quang Phật.

4- Vô Đối Quang Phật.

5- Diệm Vương Quang Phật.

6- Thanh Tịnh Quang Phật.

7- Hoan Hỷ Quang Phật.

8- Trí Tuệ Quang Phật.

9- Nan Tư Quang Phật.

10- Bất Đoạn Quang Phật.

11- Vô Xưng Quang Phật.

12- Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.

Vậy 12 danh hiệu nêu trên chỉ về cái công đức, trí tuệ chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà nếu đem kể thì đến ngàn kiếp cũng không cùng tận. 

Kinh A Di Đà Yếu Giải của ngài Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay, ngài nói rằng: “Đức Phật A Di Đà có vô lượng danh, nghĩa chứ chẳng phải chỉ có ý nghĩa Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang thôi đâu! Vô Lượng đây là cái gì cũng là vô lượng, vô biên cả, như hạnh nguyện, thần thông, diệu dụng... Cái gì cũng đều là vô lượng cả!”

Thầy tán thán công đức của cô, nhân qua việc cô hỏi mà mọi người nghe được lợi ích. Chúc cô và các bạn đồng tu thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh tăng tiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm