Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/04/2021, 12:00 PM

Ý nghĩa tụng thủ hộ thần chú   

Theo kinh nghiệm tu Bổn môn Pháp Hoa, tôi đặt pháp tu trì tụng thủ hộ thần chú vào phần kế tiếp Tam tự quy.

Nghĩa là kết hợp Hiển giáo và tu Thiền mà vẫn chưa tạo thành thế giới an lạc, hiểu biết, nên ứng dụng thêm Mật giáo để chúng ta nương theo gia trì lực của các Bồ tát: Phổ Hiền, Dược Vương và Dũng Thí, cho đến Tỳ Sa Môn Thiên vương, Trì Quốc Thiên vương và cả Thập La sát nữ.

Thật vậy, các vị này đã phát nguyện giữ gìn người trì kinh Pháp Hoa. Tuy các ngài hiện thân Bồ tát, Long Thiên, thậm chí La sát, mà biết được bí mật tạng của Phật và sử dụng được thần chú của Phật, chứng tỏ các ngài rất gần Phật.

Hiệu quả lực tụng niệm thần chú vãng sanh

Chúng ta như pháp tu hành, dù ở nơi nào cũng được Bồ tát hiện thân che chở bình yên, tạo điều kiện cho chúng ta tiến tu đạo hạnh.

Chúng ta như pháp tu hành, dù ở nơi nào cũng được Bồ tát hiện thân che chở bình yên, tạo điều kiện cho chúng ta tiến tu đạo hạnh.

Tuy chỉ có Bồ tát Phổ Hiền, Dược Vương và Dũng Thí cho chúng ta thủ hộ chú, nhưng phải hiểu ba vị này tiêu biểu cho tất cả. Tôi có độ cảm tâm mạnh với Bồ tát Phổ Hiền, nên đặt thần chú Phổ Hiền trước tiên. Ngài là biểu tượng của quyền uy cao tột, đến Ta bà với vô số Bồ tát, Bát bộ Thiên long thị tùng và ngài đến đâu cũng có hoa trời mưa xuống. Mật ngữ của ngài, tức tiếng nói của tâm, của sự chứng ngộ; chúng ta chưa đạt đến trình độ tu chứng ấy, không thể nào hiểu được. Tuy nhiên, bằng lòng nhiệt thành và tâm thanh tịnh, tập trung cao độ mà trì tụng thần chú Phổ Hiền, tôi đã nhận được lực gia bị của ngài, giúp tôi thâm nhập áo nghĩa kinh, hành đạo tự tại những lúc khó khăn và tác động người chống đối trở thành người ủng hộ.

Dược Vương đã từng cứu thoát nhiều người và Dũng Thí Bồ tát chuyên hành bố thí cơm ăn áo mặc cho nhiều người. Hai vị này đã phát nguyện che chở người trì kinh Pháp Hoa, thì tất nhiên những người đã từng thọ ơn của Dược Vương và Dũng Thí Bồ tát cũng phải giúp đỡ lại người trì kinh Pháp Hoa.

Hai vị Thiên vương là Tỳ Sa Môn và Trì Quốc lãnh đạo các Long thần. Họ tuyên bố kính trọng, giữ gìn người trì kinh, khiến người dữ cũng không dám phá hại.

La sát là người chuyên thủ đoạn, ác xấu, nhưng La sát nữ, người đứng đầu của nhóm ác, cũng phát nguyện với Đức Phật là họ xấu với ai, nhưng không dám xấu với Phật và người trì kinh Pháp Hoa. La sát nữ còn khẳng định với những người ác rằng, nếu ai đụng đến người trì kinh Pháp Hoa, sẽ bị họ đánh bể đầu. Trước kia, tôi thường nghĩ người nữ là La sát phức tạp, nên tránh. Sau khi tụng thủ hộ thần chú La sát, tôi lại thấy thần chú này có hiệu lực tác động người dữ ác, khiến họ trở thành rất tốt, bảo vệ được cho ta.

Nội dung và ý nghĩa của Thiện Nữ Thiện Chú

Chúng ta tụng thần chú nhằm nhắc nhở các vị ấy đã phát nguyện ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa sau Phật diệt độ, trong đó có chúng ta, thì các ngài cần xử trí ra sao. Và chúng ta cũng tự xét lại mình xem đã sống đúng như sự di huấn của Phật hay chưa. Nếu chúng ta không làm đúng như Phật dạy, các vị này không thể nào giúp được.

Trên tinh thần trì tụng thủ hộ thần chú như vậy, nhưng gặp hoạn nạn, chúng ta cần kiểm xem mình vấp phải khuyết điểm nào. Riêng tôi, khi không đạt được kết quả tốt, tự biết mình còn ghét bỏ họ. Nhưng sau khi lễ sám, trì tụng Pháp Hoa, chỉ còn Phật trong ta, buồn phiền, khó khăn để sang một bên. Chỉ lắng yên tụng năm chú thủ hộ hoặc một cũng được. Từ tâm thanh tịnh, tùy độ cảm tâm mà lưu xuất thần chú, mọi việc đổi khác hoàn toàn, chẳng những người không chống đối, mà họ lại thương ta và giúp đỡ ta.

Tóm lại, chúng ta như pháp tu hành, dù ở nơi nào cũng được Bồ tát hiện thân che chở bình yên, tạo điều kiện cho chúng ta tiến tu đạo hạnh. Sống trong cảnh giới an lành, chúng ta đọc tụng thần chú, nhớ ơn công đức giúp đỡ của các ngài và ước mong các ngài mãi mãi làm pháp lữ trợ duyên chúng ta thăng hoa trên con đường giải thoát.

Sau khi tụng thủ hộ thần chú, chúng ta tụng bài tạ ơn tất cả những vị hữu hình, vô hình đã đến giúp đỡ:

Tất cả muôn loài đến nghe kinh

Quyết lòng bỏ vọng để cầu chơn

Cùng nhau giữ pháp cho còn mãi

Chẳng phụ lời vàng của Thích Tôn

Làm cho lợi ích chốn Nhân Thiên

Muốn bỏ trần gian nỗi ưu phiền

Nương theo Diệu nghĩa mà tu tập

Khi mãn duyên phàm được lên Tiên

Hoặc về cõi Phật ngự đài sen

Nghiệp chướng nhiều đời bỗng lắng yên

Trần duyên thuận nghịch tâm không thiết

Liễu ngộ Pháp Hoa chứng đạo Thiền

Tâm từ mở rộng đến vô biên

Tướng hảo quang minh tự trang nghiêm

Mọi loài trông thấy lòng thanh thản

Diệu quả Bồ đề thể tịch nhiên.

Nam mô Hộ pháp chư Thiên Bồ tát.

Đoạn thứ nhất gồm bốn câu đầu nhằm nhắc nhở ta và các vị đến cùng tu, hoặc cùng nghe chúng ta tụng kinh. Tất cả đều phải nhớ mục tiêu duy nhất của đệ tử Phật là bỏ vọng cầu chơn. Thật vậy, cần ý thức sâu sắc rằng chúng ta đang sống trong thế giới huyễn vọng, giả tạm, nên sao cũng được. Điều quan trọng đối với chúng ta là nương theo pháp Phật để trở về thế giới chân thật, thế giới của bản thể, của tự tâm giải thoát.

Tuy nhiên, trước khi từ giã cõi tạm bợ này, chúng ta cũng noi gương Đức Phật và các vị tôn đức tiền bối, làm điều gì lợi ích để lại cho đời, thể hiện ý nghĩa của pháp Phật, giúp cho người sau nương theo đó tu hành, mới không phụ lòng Đức Thế Tôn.

Bốn câu kế tiếp, cảnh giác chúng ta sống ở Ta bà, tất yếu phải chạm trán với nhiều phiền toái. Muốn không bị hệ lụy, có thể bỏ phiền não Ta bà để quy chơn, chúng ta cần nương theo Diệu nghĩa để tu tập.

Trên bước đường tu, ở giai đoạn một, tìm học văn tự của tam tạng giáo điển. Nhưng hiểu trên mặt văn tự chưa đủ, chúng ta phải tìm ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn bên trong gọi là iệu nghĩa. Và quan trọng hơn cả là thể hiện cho được nghĩa vi diệu mà Phật muốn truyền trao ngay trong cuộc sống của chính mình. Vì vậy, những người học Phật, tu lâu, thông suốt giáo lý, nhưng không thể hiện đạo đức trong lời nói, trong việc làm, được coi như hạng tham chấp, cho đến phạm tội phá pháp. Trái lại, bậc chân tu thâm nhập Diệu nghĩa, tuy không nói nhiều, nhưng người có duyên gặp gỡ cảm thấy an lạc, vì nơi họ toát ra sức vi diệu, nét hiền lành, chân thật, đáng kính trọng.

Hành giả Pháp Hoa gắn liền tâm mình với áo nghĩa kinh, nên thân còn ở trần gian mà tâm thoát tục, ưu phiền không dính vào họ được. Sống an nhiên tự tại giữa cõi đời ô trược như vậy, thể hiện ngay trong hiện đời ý nghĩa "Mãn duyên phàm được lên Tiên”,hoặc tâm không vướng bận chút phiền não thì chắc chắn rời bỏ trần gian này, linh hồn sẽ thăng hoa cảnh giới chư Thiên dễ dàng. Trái lại, người chết mà tâm còn nặng tình nhiều thứ ở đây, sẽ đọa vào ba đường ác.

Chúng ta tự khẳng định mình từ hội Linh Sơn đến, nên phải giữ tâm bình thản, không lên Tiên cũng về cõi Phật ngự đài sen. Sen nở trong bùn, hút tinh chất của bùn mà tỏa hương thơm cho đời. Chúng ta cũng vậy, ở ngay trần gian khổ lụy, nhưng lòng vẫn trong sạch, cuộc sống vẫn cao quý, mang an lạc cho người. Đó là lý tưởng của người tu.

Ngự được đài sen thì nghiệp chướng nhiều đời bỗng chốc tan mất, người đáng ghét nhất chúng ta cũng thương được, mọi phiền não rắc rối tự động tiêu tan. Tuy nhiên, vì chưa đạt đến giải thoát hoàn toàn, nên cũng có lúc sen tàn, chúng ta lại rớt xuống bùn. Điều này dễ nhận ra trên bước đường trắc nghiệm pháp tu, khi nghiệp mất, ta rất tốt, lúc nghiệp hiện, cũng đủ thứ xấu ác như thường. Nhưng dù sao, cải thiện được nghiệp ác phần nào cũng đỡ hơn là đầy ắp nguyên vẹn xấu xa.

Ý thức như vậy, chúng ta cố gắng làm thế nào ở giữa chợ đời, chạm trán với toàn nghịch cảnh, cũng đừng để nghiệp sanh khởi, giữ tâm thanh thản giống như khi đối trước Phật trì kinh, nghiệp hết sạch.

An trú được niềm hỷ lạc của thế giới thánh thiện mầu nhiệm, chúng ta rất sợ bị phiền não nhiễm ô quấy rầy. Từ đó, tinh tấn thực hiện pháp "Trần duyên thuận nghịch, tâm không thiết”, không bận lòng để tâm đến nó dù là vừa ý hay trái lòng ta.

Đạt được sở đắc ấy, chúng ta trở về bản tâm thanh tịnh; nghĩa là chứng đạo Thiền, thấy được sự vật chính xác và hành sử đúng theo quy luật diễn biến của nó. Lúc ấy, chúng ta không vướng mắc trần thế, nhưng tâm Từ mở rộng đến bao la, nên ai thấy cũng phát tâm, an vui.

Ở giữa chợ đời, chạm trán với toàn nghịch cảnh, cũng đừng để nghiệp sanh khởi, giữ tâm thanh thản...

Ở giữa chợ đời, chạm trán với toàn nghịch cảnh, cũng đừng để nghiệp sanh khởi, giữ tâm thanh thản...

Mầu nhiệm thay hai bài thần chú

Chúng ta đọc bài Hồi hướng trên, nói lên lời chúc lành cho tất cả người tu, hữu hình vô hình, đồng thời cũng là lời nhắc nhở cảnh tỉnh chính ta và các pháp lữ để tất cả không bị đọa khi vào trần lao.

Kế tiếp, chúng ta tụng thêm:

Nam mô Hộ pháp Chư thiên Bồ tát

Nghĩa là gởi lời cung kính đảnh lễ chào tất cả loài hữu tình vô tình cùng tham dự đạo tràng.

Kết thúc, chúng ta lạy ba lần:

Nam mô tối thượng thừa viên giáo hiệu Pháp Liên hoa Kinh pháp Hoa hội thượng Phật Bồ tát

Để nói lên lòng tôn kính của chúng ta đối với kinh Pháp Hoa và chư vị Phật, Bồ tát trong hội Pháp Hoa.

Đối với chúng ta, bộ kinh này tiêu biểu cho sức sống cao tột, không gì có thể sánh bằng. Tuy ở vị trí tối ưu, nhưng kinh này bao dung tất cả pháp môn tu và bất cứ ai phát tâm Bồ đề đều có thể tiến tu được, không bỏ sót một loài nào. Trên mặt thể tánh thanh tịnh là Diệu pháp và trên hiện tượng giới cũng trọn vẹn lợi lạc cho muôn loài.

Ca ngợi kinh bằng tất cả chân tình và tâm thanh tịnh xong, chúng ta hướng về Vô tướng đạo tràng có đầy đủ Phật, Bồ tát và Thánh chúng mà đảnh lễ ba lạy nhằm trồng căn lành nơi các Ngài.

Kết duyên với các Ngài để chúng ta nhận được sự mật tá gia bị trên bước đường tu, vượt qua mọi chướng duyên, nuôi lớn tâm Bồ đề, đời đời kiếp kiếp không lui sụt cho đến thành tựu quả Vô thượng Đẳng giác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm