Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/04/2021, 11:32 AM

Ý nghĩa và giá trị tinh thần cao quý của Y Bát Khất sĩ

Sau khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật mới chính thức ban hành pháp phục cho chư Tăng. Đức Phật dạy Ananda nên may pháp phục cho chư Tỳ-khưu hình thức như những thửa ruộng… Như vậy trước khi ban hành pháp phục, Đức Phật đi giáo hóa chúng sanh mặc Y hình thức như thế nào?

Hệ phái Khất sĩ đóng góp 100 triệu mua vắc-xin Covid-19 cho người nghèo

Trong bài Nhớ Ơn Phật có đoạn:

“Khẻ khầm từng miếng kế đâu,

Thành y bá nạp ngỏ hầu che thân”.

Theo như 2 câu kệ dẫn chứng nêu trên, chúng ta thấy rằng Đức Phật lượm những miếng vải vất bỏ đâu lại (bá nạp) thành áo để mặc. Còn bình Bát được sử chép lại là Ngài dùng cái thố đựng đề-hồ của nàng mục nữ dâng cúng trước khi thành đạo để khất thực hóa duyên. Do đó, chúng ta có thể cảm nhận rằng, Y mà Đức Phật dùng là vải bỏ, lượm giặt sạch lại may thành Y mục đích là để che thân lành kín thanh bần đơn giản tránh gió mưa. Còn Bát là một cái thố thô sơ dùng làm phương tiện để đựng thức ăn độ nhật qua ngày.

Buổi đầu tiên Tổ sư lập giáo, với tôn chỉ “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”, Tổ sư sử dụng Y, Bát rất rõ ràng: Y bá nạp nhiều miếng may lại. Bát làm bằng đất nung đen. Công dụng của Y và Bát được Tổ sư đề cập trong Chơn Lý “Y Bát chơn truyền”: “Y Bát là manh áo chén cơm của người Khất sĩ”. Như vậy tài sản của Khất sĩ là tam Y nhất Bát:

“Y bá nạp bức họa đồ thế giới,

Vẽ muôn ngàn đường lối bước du phương,

Bát Khất sĩ bầu càn khôn vũ trụ,

Chứa muôn loài vạn vật một tình thương.”

Sau đây chúng ta cùng góp ý thảo luận giá trị Y Bát của Khất sĩ.

Người tu hành dùng khất thực làm phương tiện nuôi dưỡng sắc thân để tu tập, nhưng cũng đồng thời dùng phương tiện khất thực để giáo hóa và tạo phước điền cho chúng sinh.

Người tu hành dùng khất thực làm phương tiện nuôi dưỡng sắc thân để tu tập, nhưng cũng đồng thời dùng phương tiện khất thực để giáo hóa và tạo phước điền cho chúng sinh.

Hình thức Y và Bát của Khất sĩ

Y bá nạp

Y thượng bá nạp phải bằng vải cũ hoặc vải vụn đâu lại. Không được may vải vụn đủ bông, đủ màu rằn rực sặc sỡ; phải may bằng vải trắng, vải vàng, hoặc những thứ lợt màu, để có thể sau khi may rồi, nhuộm cho tiệp màu vàng sậm (cấm dùng vải, chỉ bằng tơ, lụa, hàng nỉ, nhiễu, len, tố cẩm tự… đồ vật của sanh mạng; cấm dùng màu đen, trắng, xanh, tím, đỏ, vàng, màu tươi tốt). Y thượng bề dài 2m70, bề ngang 1m80, mặc vấn. Nếu y của Sa-di vải nguyên, bằng y của Tỳ-kheo thì bá nạp, thêu bìa dọc dài 0m10, bìa ngang 0m15 (là 3m x 2m). Khi ra đường, vào nhà xóm mặc y vấn tràng.

Y trung vải nguyên, bề dài 2m, bề ngang 0m70, không may bìa. Kết mỗi bên hông một nút quai thắt. Nhuộm màu vàng sậm theo y thượng và y hạ, mỗi khi giặt phải giặt một lượt 3 cái, không cho bay màu khác nhau (có thể y trung này màu sậm, hoặc lợt hơn y thượng và y hạ một chút ít cũng được). Nhuộm bằng thuốc màu, hoặc vỏ trái măng cụt sống, vải giặt sạch hồ, nhúng phơi 4 nước chớ đừng ngâm (khi mặc vào chừa cánh tay mặt).

Y trung của Ni lưu bề dài 1m, bề ngang (kích) 0m70, tay 0m85, ống tay 0m20, đinh, lai, bâu 0m20, nút quai thắt, phải có may xương sống và vai vuông, v.v…

Y hạ vải nguyên, bề dài 2m, bề ngang 1m, may dính lại, thành ra vuông vức 1m2. Bìa trên 0m10, bìa dưới 0m05, nhuộm màu vàng sậm theo y thượng (Tăng mặc xếp, Ni mặc dún rút; Tăng mặc nửa ống chơn, Ni mặc ngang mắt cá cổ chơn).

Phát huy những giá trị tốt đẹp của hệ phái Phật giáo Khất sĩ

Bát đất

Bát phải bằng đất, hông tròn sáu tấc, miệng rộng, đốt đen, lăn sáp bên ngoài. Một cái nắp đậy bát bằng nhôm trắng nhẹ. Lại phải có một cái túi vải tròn vừa với bát, túi có nắp phủ, có quai một tấc bề ngang, còn bề dài khi mang choàng vào vai trái thì miệng túi bát phải ngang dây lưng chăn. Túi nhuộm một màu với y (màu vàng sậm).

Tại sao người Khất sĩ phải sử dụng Y, Bát?

Khất sĩ là người ăn xin nhưng không phải người xin ăn nào cũng là khất sĩ, Đức Thế Tôn đã khẳng định như vậy.

Khất sĩ là người ăn xin nhưng không phải người xin ăn nào cũng là khất sĩ, Đức Thế Tôn đã khẳng định như vậy.

Trong Chơn Lý “Y Bát chơn truyền”, Tổ sư nhấn mạnh: “Bởi đạo Phật là đạo Khất sĩ du Tăng, con đường của bậc Giác Ngộ. Đi theo con đường ấy là đến với chơn lý của võ trụ, để đạt mục đích Niết-bàn. Kẻ du học ấy phải đi xin ăn, mặc một bộ áo ba manh và một cái chén đựng đồ ăn, để nhẹ mình lo tu học và đi khắp xứ… Vậy nên Y, Bát chơn truyền xưa nay là giáo lý riêng, đặc sắc của Thầy Tổ ban truyền”. Trong bài kệ “Đường lối Khất sĩ”, HT. Pháp sư có dạy:

“Tiếng Khất sĩ nếu ai mà thấu đạt,

Thì mới mong được giải thoát nhẹ nhàng.

Bát vai mang thân choàng mảnh y vàng,

Kết bạn với mây ngàn cùng hồ hải.”

Và mục đích của người Khất sĩ là:

“Người Khất sĩ đem pháp lành ban rải,

Nhắc khuyên người đừng tạo nghiệp gieo nhân.

Ở trong trần mà tâm chẳng nhiễm trần.

Thật xứng đáng là người con vũ trụ.”

(PS. Giác Nhiên).

Giá trị của Y, Bát

Nguyện sống đời khất sĩ không cầu phước báo nhân thiên, chỉ vì mục đích duy nhất là thoát ly sinh tử và nguyện cứu độ chúng sanh.

Nguyện sống đời khất sĩ không cầu phước báo nhân thiên, chỉ vì mục đích duy nhất là thoát ly sinh tử và nguyện cứu độ chúng sanh.

Tịnh xá Ngọc Viên và câu chuyện về một nhà Sư làm ruộng

Cũng trong Chơn Lý “Y Bát chơn truyền”, Tổ dạy tiếp: “Nếu kẻ tu không Y, Bát thì dầu cao giỏi bậc gì cũng không thành Phật, không thể gọi Phật… …Nhờ sự giữ giới của Y, Bát mà tránh khỏi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, bốn đường ác đạo… Giáo lý Y, Bát không còn có nương theo văn tự, lời nói việc làm. Người Khất sĩ chỉ có ba pháp tu học vắn tắt là Giới, Định, Huệ. Bởi giữ giới Y, Bát là giải thoát mọi điều trói buộc phiền não ô nhiễm rồi… Không tự lấy để trừ tham. Không tự làm để tránh ác”. Giáo lý Y Bát là phương pháp tu học chấm dứt khổ đau trong hiện tại và dứt nghiệp trong tương lai.

“Nhất bát thiên gia phạn,

Cô thân vạn ly du,

Dục cùng sinh tử lộ,

Khất hóa độ xuân, thu.”

Người tu Khất sĩ không sử dụng Y, Bát được không?

Tổ đã nhấn mạnh: “Nếu không có Y, Bát hay là Y, Bát có mà không dùng thì gọi là bậc trời người đang tu tập nhìn theo Phật, chớ chưa gọi đúng là người đã tu theo Phật. Vì Định, Huệ có là do Giới, Giới là Y, Bát giáo lý Khất sĩ. Nếu không có dùng Y, Bát thì chẳng dứt được cái khổ của ăn mặc. Và có Y, Bát mới ra Khất sĩ mà giải thoát luôn chỗ ở, thuốc men thì đời sống tinh thần mới được hoàn toàn cứu cánh… (Y Bát chơn truyền). Do vậy nếu gọi đúng danh nghĩa Khất sĩ thì không thể thiếu Y, Bát hoặc không sử dụng Y, Bát.

Hiện tượng một số ít Tăng Ni Khất sĩ rời xa Y, Bát

a) Do hoàn cảnh trong thời buổi hội nhập.

b) Dễ duôi vì trụ xứ quá lâu dài.

c) Quên công ơn Tổ Thầy khai sáng và dìu dắt.

d) Mượn cớ phương tiện.

Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là chấn chỉnh tinh thần tu học của tu sĩ Phật giáo thời bấy giờ, chỉ rõ con đường tu học để đạt đạo quả giác ngộ giải thoát, đúng theo tinh thần chư Phật ba đời đã chứng ngộ. Ngài đề xướng “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”; Ngài đã tìm lại lối mòn của chư Phật ba đời qua giáo lý Y Bát Khất sĩ quả là thiên nan vạn nan... Hôm nay chúng ta đang thừa hưởng gia tài cao quý đó, cần nghĩ gì, làm gì, để khỏi cô phụ công ơn Thầy Tổ.

“Nếu một mai ta giã từ trần thế,

Để lại gì khỏi thẹn mặt Tổ tông?”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm