Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/08/2019, 16:28 PM

Ý nghĩa về pháp môn niệm chết trong Thập niệm giáo lý đạo Phật

Thấy biết rõ về sự chết của chính thân này để chấp nhận, để buông xả, để nỗ lực hoàn thiện mình hơn. Không cần đợi đến lúc tim ngừng đập, mũi ngừng thở thì ta mới chết, sự thật thì thân này đang chết từng sát na (từng giây phút).

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Theo quan điểm Phật giáo, đau khổ là sự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm, sự chia lìa và sự mất mát. Điều này sẽ xảy ra chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lý do chúng ta có những nỗi đau khổ này là bởi vì cuộc đời không có gì chắc chắn, trong khi chúng ta cứ cho rằng chắc chắn. Đây chính là sự vô thường. 

chanh niem trong cuoc song

Đức Phật dạy tu hành một pháp (tức niệm chết)

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các tỳ kheo:

- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả sa môn, tự đến Niết bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm chết.

Phật bảo các tỳ kheo:

- Thế nào là niệm chết sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả sa môn, tự đến Niết bàn?

Bấy giờ các tỳ kheo bạch Thế Tôn:

- Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi mong Thế Tôn vì tỳ kheo mà nói diệu nghĩa này. Các tỳ kheo được nghe Như Lai nói xong, sẽ thọ trì. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ kheo:

- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.

Các tỳ kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn.

Các tỳ kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

- Nếu có tỳ kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm chết.

Bài liên quan

Niệm chết nghĩa là chết chỗ này, sinh chỗ khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây gỗ mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng không tướng mạo. Như thế, này các tỳ kheo, gọi là niệm chết, sẽ được danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả sa môn, tự đến Niết bàn. Thế nên, các tỳ kheo, thường nên tư duy chẳng lìa niệm chết, sẽ được công đức lành này. Như vậy, này các tỳ kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các tỳ kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.” (Kinh Tăng nhất A-Hàm, tập I, phẩm Quảng diễn. VNCPHVN ấn hành – 1997, tr.61)

Qua chánh văn của bản kinh trên, chúng ta thấy đức Thế Tôn dạy pháp tu niệm chết trong Thập niệm, mà chúng ta tìm hiểu và suy ngẫm thật đặc biệt, nếu không muốn nói là kỳ đặc. Nếu là người ngoại đạo (không hiểu Tam pháp ấn) trong giáo lý đạo Phật, đương nhiên họ sẽ cho là “bi quan, yếm thế, tiêu cực”. Thậm chí có người còn cho là “dở hơi” và họ không cần đọc hết nội dung của pháp tu này. Theo dấu chân Phật, chúng ta là Phật tử, nếu có tư duy sâu sắc và khoa học một chút, thì coi việc tu hành một pháp niệm này, cũng đủ để làm cho “tỉnh thức” cái thân ngũ uẩn giả lập rong rêu này. Vậy đằng sau của pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn dạy, chúng ta thu được lợi ích gì qua giáo lý?

phat_hoc

Lợi ích đem lại của việc tu hành một pháp (tức niệm chết) 

Như phần trên đã đề cập, chết là sự tất yếu phải xảy ra, có điều sớm hay muộn mà thôi. Vậy niệm chết theo giáo lý đạo Phật không phải là “tiêu cực” mà là tích cực.

Tại sao tích cực? Bởi khi con người ý thức trước được cái chết thì họ không bàng hoàng và sợ hãi trước sự ra đi. Và đấy là điểm then chốt, theo các Tổ thầy dạy (nếu người thực tập và hiểu giáo lý) thì chắc chắn họ sẽ có một tái sinh tốt đẹp và không bị đọa lạc vào tam đồ khổ: Ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục.

Luận giải về điều này, đức Phật và các Tổ thầy cho rằng: Một cái chết bình an được xác định bằng cách người này ra đi với tâm thái nhẹ nhàng, không sợ hãi, hoặc là không đau khổ về tinh thần. Điều này có thể xảy ra khi họ chấp nhận cái chết, và buông xả mọi thứ - không còn dính mắc với người nào, hoặc vật nào. Một cái chết bình an cũng được xem là người đó đã tái sinh vào cõi tốt lành. Cái chết tốt đẹp nhất là khi người ta có tâm giác ngộ đạt tới sự hiểu biết tột cùng về bản chất thật sự của mọi vật. Điều này cho phép tâm giải thoát ra khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết bàn, chấm dứt sinh tử.

Bài liên quan

Một cuộc sống tốt đẹp có thể dẫn đến một cái chết bình an, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như thế. Khi người sắp chết, nếu tâm họ đau khổ, hoặc lo lắng về con cái, về bố mẹ, về những người thân yêu, hoặc là họ không buông xả được tài sản của họ, hoặc người này cảm thấy tội lỗi, hoặc họ đang có công việc nào đó chưa làm xong, thì họ sẽ từ chối cái chết, và họ chiến đấu bằng mọi giá với cái chết. Điều này sẽ dẫn họ đến đau khổ, lo âu, bồn chồn, nên sau khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi đau khổ.

Bên cạnh đó, nỗi đau đớn về thể xác (nếu là người bệnh tật) có thể làm cho họ giận dữ, âu lo phiền não nên không tạo lập được sự bình an vào thời điểm cận kề cái chết mà phải chấp nhận một tái sinh không tốt đẹp. Và khi không có được một tái sinh tốt đẹp, họ sẽ tự làm khổ họ, và khi tự làm khổ mình cũng đồng thời làm khổ người khác.

Cũng theo các Tổ thầy dạy, ý thức về cái chết, hay quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm của đạo Phật đó là: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm dừng nghỉ, niệm hơi thở, niệm thân, niệm chết.

Thực tế theo giáo lý đạo Phật, niệm chết đâu phải là “yếm ly tiêu cực”. Với pháp giới duyên sinh, chết đâu phải là hết, mà theo đức Phật dạy, niệm chết là để tỉnh thức cho đời sống tốt đẹp bình an ở kiếp sống sau. Đó là lựa chọn chuyển sinh cho một mục đích dài hạn.

tu niem chet

Chuẩn bị cho cái chết là một sự cần thiết cho tất cả mọi người, bởi vì mọi người sẽ phải đối mặt với cái chết, không cần biết người đó là ai, cũng như tình trạng cuộc sống của người đó như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết bằng cách thực tập “Suy ngẫm về cái chết”. Điều này có nghĩa là chúng ta nên tự nhắc nhở liên tục và rằng cái chết sẽ xảy ra. Có điều là chúng ta chưa biết là sớm hay muộn, khi nào và ở đâu? Qua giáo lý đức Phật dạy về niệm chết, chúng ta sẽ tự hỏi mình: Là ta đã làm các việc tốt lành cho người thân yêu và những người khác chưa? Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận, và trách nhiệm của chúng ta trước cuộc sống chưa? Và chúng ta có sẵn sàng để buông xả mọi thứ?!

Nếu câu trả lời là “chưa” thì chúng ta làm nhiều việc thiện kể từ bây giờ, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ và trách nhiện của mình. Cuối cùng, chúng ta phải học hỏi để buông xả mọi vật, và làm thiện nghiệp để chẳng còn hối tiếc. Chúng ta tập buông xả để làm quen, để có nghị lực đối mặt với cái chết trong mọi hoàn cảnh. Niệm chết theo đức Phật và Tổ thầy dạy là để vắng bóng sự sợ hãi về cái chết, khi chúng ta có khuynh hướng bị sai khiến của lòng tham, lòng sân hận và sự si mê (tham, sân, si) trong tàng thức trỗi dậy. Điều này chắc chắn sẽ là khó khăn trong việc buông xả tập khí tiêu cực khi mà các trược khí và những ác nghiệp thường biến hiện xảy ra vào lúc lâm chung chuyển thế.

Để đối phó với tâm trạng bàng hoàng, sợ hãi trước cái chết (tức cái chết vô minh thiếu tỉnh thức) theo giáo lý đạo Phật không còn con đường nào khác đó là thường xuyên thực tập và suy ngẫm về sự chết, và học tập giáo lý để hiểu được lẽ vô thường, vô ngã và nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh để chuyển hóa nó thành tuệ tri. Và qua lăng kính Bát chánh đạo giúp chúng ta nhận chân được sự sống đích thực.

Bài liên quan

Bất kể người của tôn giáo nào, nếu chúng thực hành đúng Chánh pháp của giáo lý đạo Phật thì đều được giác ngộ - giải thoát. Với nhiều pháp môn tu được coi là phương tiện giải khổ hữu hiệu. Thiền là một trong những pháp tu phổ quát đem lại hiệu quả đích thực để trau dồi tâm, giúp chúng ta nhận ra lẽ vô thường về cái chết; khi chúng ta xem “cái chết là một phần của cuộc sống”, mà không hề sợ hãi, thì đó là ta đã nhận ra nét vi diệu của Chánh pháp đạo Phật đem lại.

Thiền chánh niệm cũng như các pháp niệm khác đều giúp chúng ta bớt đau khổ, và cũng giúp tâm chúng ta buông bỏ, không còn nắm giữ sự đau đớn, phiền não (nói chung ở mọi thời điểm) để nhận ra cái chết và hướng tới sự chuyển sinh như một tất yếu, khi mà pháp niệm chết được huân tập, thì đó là hiệu quả của sự thiết lập bình an.

Vậy Phật dạy tu hành một pháp, nghĩa là ngồi kiết già buộc niệm trước mặt “chuyên cần niệm chết”. Đây là một pháp tu, theo chủ quan của người viết bài này là không cần nhiều đến lý thuyết dài dòng, nếu người tu nhận ra được sự đối lập tương phản giữa sống và chết trong thực tại, mà không né tránh và sợ hãi là đã thâm nhập đươc vào giáo lý. Tuy nhiên pháp niệm này, thoạt nghe chẳng dễ chịu chút nào. Nhưng nếu chúng ta có một tư duy khoa học sâu sắc, hoặc hiểu biết đôi chút về giáo lý căn bản của đạo Phật, lập tức chúng ta nhận ra được sự thú vị của pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn dạy là không khó gì. Nhưng với người nhìn nhận nông cạn, hời hợt và hồ đồ, lúc nào cũng cho mình là “trường sinh bất lão”, là người dẫn dắt người khác...

tu niem chet 5

Chính vì cái “ngã” này, mà khiến nhiều người bàng quang và sợ hãi không nghĩ đến sự chết, nên con người ngày càng tham lam, hung ác, thù hận và si mê. Thậm chí, khi thấy mình gần đến tuổi già chết thì càng lo đến sự hưởng thụ gấp gáp và bất cần. Theo giáo lý đạo Phật thì đây là biểu hiện của vô minh, cội nguồn của vô lượng phiền não khổ đau. Người tu thì ngược lại: “Thường nên tư duy chẳng lìa niệm chết”. Nhờ luôn nhớ về sự chết của mình mà cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, bao dung hỷ xả hơn. Bởi theo giáo lý Phật dạy của pháp tu này là: “Thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, trừ các loạn tưởng, đạt được quả sa môn, tự đến Niết bàn”.

Bài liên quan

Khi con người thấu hiểu được sự khổ đau và lẽ vô thường của sinh tử luân hồi, thì chúng ta sẽ hân hoan cùng thực tại, và vui vẻ ở tương lai, khi chúng ta có được một lựa chọn tốt đẹp trong bước chuyển sinh kế tiếp. Chết chỉ là lìa cái xác thân này, còn trung ấm thân theo khối nghiệp thiện ác của chúng ta đã tạo tác mà tái sinh cảnh giới tương ưng.

Sự chết xảy ra xung quanh ta, mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Ai cũng có thể thấy nghe về sự chết, nhất là trong bối cảnh tai nạn giao thông, tai nạn lao động liên tục xảy ra, tử vong do ngộ độc, bệnh tật, chém giết, khủng bố, chiến tranh… xảy ra ngày càng nhiều. Có điều lạ là dường như cái sự đau thương, chết chóc đó chỉ xảy ra cho người, còn ta thì chỉ chấn động một lúc rồi thôi, mọi sự đâu lại vào đấy. 

Với ta, đôi lúc cũng thoáng qua suy nghĩ về cái chết, nhưng hình như là còn xa và lâu lắm mới đến cái ngày đen đủi ấy. Thậm chí có người còn tự huyễn là mình không bao giờ chết, có người thì vẫn chấp nhận cái chết nhưng cố không nghĩ về nó. Nực cười nhất là có thời kỳ người ta còn cho việc nói về cái sự thật hiển nhiên của sanh-già-bệnh-chết là bi quan, yếm thế, tiêu cực. Cũng chính vì không nghĩ đến sự chết nên con người ngày càng tham lam, hung ác, thù hận và si mê. Thậm chí, khi thấy mình đến gầnvới sự già chết thì người ta càng lo thụ hưởng gấp gáp hơn. Không nghĩ đến sự chết là biểu hiện của vô minh, cội nguồn của vô lượng phiền não và khổ đau. Người tu thì ngược lại, “thường nên tư duy chẳng lìa niệm Chết”. Nhờ luôn nhớ nghĩ về sự chết của chính mình nên cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, bao dung và hỷ xả hơn, nhất là “thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm