Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/01/2019, 14:18 PM

Pháp môn hạnh phúc: Người không bị đánh gục

Tất cả phẩm chất của con người đều do tự chính mình xây dựng nên. Phúc lạc người khác ban cho chúng ta không thể nương nhờ, phải tự khẳng định mình, tự tìm lấy phúc lạc. Chỉ khi tự mình ngã gục trước mới có thể bị người khác đánh gục, cần tin tưởng vận mệnh đang nằm trong tay của chính mình.

>Sách Phật giáo hay

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn luôn cố gắng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng liệu có ai hiểu “hạnh phúc là gì?”, “tìm kiếm hạnh phúc ở đâu?”

Bằng những bài nói rất giản dị, gần gũi, Đại sư Tinh Vân đã gửi đến độc giả bộ sách Pháp môn hạnh phúc như một cẩm nang nhỏ giáo dục cho con người biết rằng ngay trong những sự việc diễn ra ở đời thường, nếu ta có thể thấu triệt suy nghĩ, thấu triệt nội hàm của từng vấn đề, biết hành xử đúng đắn, chừng mực thì tự nhiên sẽ tìm thấy thanh thản, hạnh phúc.

Cũng bởi vậy mà cuốn sách có tên gốc là "Khoan tâm", có nghĩa là giải bỏ những phiền muộn, buồn rầu trong lòng, là để thanh thản, thoải mái, để tâm an, không vướng bận suy nghĩ. Và khi có được những trạng thái khoan tâm đó là khi con người có được hạnh phúc. 

Bài liên quan

Đọc cuốn sách bạn sẽ học được cách không bị đánh gục trước những sóng gió của cuộc đời

Có một con ốc sên nhỏ luôn giận mình vì cái vỏ cứng trên lưng, vừa nặng nề vừa khó coi. Nó ngưỡng mộ con chim bay trên trời, có trời cao bảo vệ; nó ngưỡng mộ con trùn dưới đất đen, có đất dày che chở. Nhưng mẹ ốc sên nói với nó: “Con không tựa vào trời, cũng không tựa vào đất, con nên tựa vào cái vỏ cứng trên mình của con”. Cái vỏ trên mình tuy không đẹp, nhưng lại bảo vệ an toàn cho bản thân; ghét bỏ của mình, hâm mộ người khác, làm sao có thể thành công được?

Sách

Sách "Pháp ngôn hạnh phúc tinh thần" của Đại sư Tinh Vân

Từ khi ra đời, con người dần dần cảm nhận được nhiều vấn đề của nhân thế, như sinh lão bệnh tử, thị phi giữa người với người, giàu nghèo sang hèn, được thua phiền não, ngoài ra còn có những vấn đề khác như quốc gia, xã hội, chính trị, kinh tế, tình cảm, nhân sự, có một số người rất dễ bị những vấn đề đó đánh gục, một số người khác thì không.

Phải tu dưỡng những phẩm chất nào mới không bị đánh gục?

1. Làm một con người có khí phách

Có người “người nghèo nhưng chí không nghèo”, làm người có khí phách vững mạnh, không xu phụ hoàn cảnh, khắc phục khó khăn. Người có khí phách được người khác tôn kính, tin cậy, xem trọng, không thể bị người khác đánh gục.

2. Làm một người có sức chịu đựng

Con người cần có sức mạnh mới không bị người khác đánh gục, trong đó điều quan trọng nhất là sức mạnh của sự chịu đựng. Người có sức chịu đựng không vì một lúc, một người, một lời mà ảnh hưởng đến tinh thần của người ấy, và đương nhiên cũng không thể dễ dàng bị người khác đánh gục.

Chọn vận động viên tham gia cuộc thi chạy marathon cần dựa vào sức chịu đựng mới có thể đạt đến đích cuối cùng, bất cứ cuộc thi nào, trừ dựa vào trí năng, vũ khí để tranh thắng, thì sức chịu đựng mới là sức mạnh chủ yếu của bạn để đánh gục đối phương.

Bài liên quan

3. Làm một con người có đủ dũng khí

Người hèn yếu rất dễ dàng bị người khác đánh gục, thậm chí có người không đợi người khác đánh thì đã ngã quỵ trước rồi. Thực ra, con người không nên để bị đánh gục, chỉ cần bạn có dũng khí thì có cửa ải khó nào mà không thể vượt qua, có khó khăn nào không thể gánh vác? Tùng, trúc, mai đều phải trải qua thử thách của sương lạnh mưa tuyết, người có dũng khí và phấn đấu vươn lên trong khó khăn mới có thể sống còn.

4. Có tầm nhìn rộng

Sở dĩ có những người không bị đánh gục là vì họ có gan dạ và hiểu biết, biết nhìn xa trông rộng. Họ thấy được cao, họ nhìn được xa, không tính toán được thua nhất thời, có thể nắm chắc thời cơ, cơ hội thuận lợi, có tiến có lui, có trước có sau, có có có không. Dù gặp trắc trở hay đả kích, lòng họ vẫn tin chắc mưa tuyết cũng có lúc ngừng, gió xuân nhất định đến, như thế, làm sao có thể bị đánh gục?

5. Làm một người có bước đi vững chắc

Làm người phải đứng trên lập trường ổn định của mình mới có thể không bị người khác đánh gục. Nhà võ thuật chuyên môn có bước chân ổn chắc nên không thể bị đối phương đánh ngã; người làm chính trị không tham ô, không làm việc trái lương tâm, nên “nửa đêm có người gõ cửa, lòng vẫn không sợ hãi”. Cho nên muốn không bị người khác đánh gục, trước tiên cần tự mình không làm việc gì để dễ bị người khác đánh gục.

6. Làm một người có lòng tin kiên định

Người có lòng tin vững chắc, không dễ bị người khác đánh gục. Con người cần lòng tin đối với lời nói và việc làm của mình, cần có lòng tin đối với sự nghiệp của mình. Nếu thiếu hẳn lòng tin đối với chính mình, không cần người khác đánh gục, thì tự mình cũng đã ngã quỵ rồi. Lòng tin là sức mạnh, là tài sản, chúng ta không những có lòng tin đối với chính mình, mà còn có lòng tin đối với mọi người, bạn hữu, không thể dùng lòng nghi hoặc để đối nhân xử thế. Đương nhiên, người xưa nói: “Lòng hãm hại người không thể có, lòng đề phòng người không thể không”, có người tự tin thái quá, hoặc tin tưởng người khác thái quá cũng có thể bị thiệt thòi. Nhưng thà bị thiệt thòi chứ không thể dung lòng nghi hoặc để đối xử. Đối với chính mình, chỉ cần ý chí, đạo đức, nhân cách, thành thực phòng thủ nghiêm mật thì không dễ bị người khác đánh gục.

Bài liên quan

Trên thực tế, việc lập thân ở đời muốn không bị người đánh gục quả là không dễ dàng, bởi vì trong xã hội khắp nơi đầy rẫy những cạm bẫy, đâu đâu cũng có kẻ ganh ghét, hãm hại chúng ta, phát sinh những chướng ngại của thế lực đen tối. Muốn tránh khỏi những thế lực đen tối ấy, chúng ta phải cẩn thận chú ý, không làm những chuyện thương luân bại lý. Chỉ cần đầu thuyền ổn cố thì không sợ sóng cả xô dồn bốn phía, sóng gió trong xã hội càng lớn, người có tài cán càng vững chãi, tự nhiên không thể bị người khác đánh gục.

Cuốn sách Pháp Môn Hạnh phúc – Tinh Thần là một phần của bộ Pháp môn hạnh phúc tương đối đi sâu vào triết lý Phật giáo, giúp cho người đọc bước đầu làm quen với những khái niệm về Phật pháp. Bằng kinh nghiệm và kiến thức của một vị tu hành có nhiều năm đi khắp nơi hoằng pháp, giảng giải về đạo lý Phật giáo, tác giả đưa ra những câu chuyện thấm thía về đời sống tinh thần của mỗi người, giáo dục con người những triết lý nhân sinh dưới quan điểm nhà Phật để tẩy trừ phiền não, tránh được những “bệnh nặng” của đời người như tham, sân, si, từ đó mở rộng cảnh giới của cuộc đời, lấy tư tưởng xuất thế để làm việc thế gian.

Các bài nói trong cuốn sách được trình bày một cách mạch lạc, có lý luận sắc bén, mang tính thực tiễn nhưng lại rất dung dị, gần gũi. Mỗi bài viết được mở đầu bằng những truyện kể của chính tác giả, hoặc những truyện dân gian ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu xa,… qua đó, tác giả phân tích từng nội dung một cách thấu đáo, giúp người đọc tự cảm nhận và tự rút ra bài học quý báu về hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Hy vọng cuốn sách nhỏ này của bộ sách "Pháp môn hạnh phúc" sẽ giúp độc giả hiểu được phần nào những giá trị mà tác giả đã thu nhận được trong suốt quá trình tu hành của mình, từ đó cảm nhận được sự khoan khoái, niềm hạnh phúc, biết dứt bỏ thị phi, làm điều thiện và phục vụ nhân sinh.

Quý bạn đọc nên mua 3 cuốn sách trong bộ Pháp môn hạnh phúc:

1. Pháp môn hạnh phúc - sự nghiêp

2. Pháp môn hạnh phúc - tinh thần

3. Pháp môn hạnh phúc - gia đình.

Đây là bộ sách có tính ứng dụng rất cao và thiết thực.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm