Yêu thương vong linh
Người âm họ càng muốn chứng tỏ sự hiện diện chừng nào thì ta càng sợ hãi chừng nấy. Ta càng sợ hãi chừng nào thì người âm và ta càng xa nhau. Khi ta càng sợ thì họ lại càng đau khổ.
Khi một người thân ta mất, ta không nhìn thấy nữa, chỉ còn cái xác lạnh lẽo, vô hồn. Ta mai táng, lễ bái, tẩm liệm với cái xác vô hồn đó thôi. Và ta khóc lóc, buồn rầu vì ta không nhìn thấy người đó nữa. Và người đó lại nhìn thấy ta, đứng bên cạnh ta, nói với ta: “Thôi con đừng khóc nữa, mẹ đây”. Nhưng mà thấy ta nhưng nói ta không nghe thì cực kỳ đau khổ, cũng là một dạng đau khổ khác vì âm dương tách biệt. Hai sự nhận thức khác nhau mặc dù ở bên cạnh nhau. Rồi rất nhiều hiện tượng xảy ra như người âm muốn chứng tỏ mình hiện diện. Họ có cách của họ mà ta không hiểu nên ta sự.
Ví dụ như trong nhà ta có vong, và họ muốn chứng tỏ rằng họ đang ở trong nhà, họ bên cạnh ta, họ quý mến ta nhưng họ muốn nói mà ta không nghe vì ta không có con mắt, ta không mở được kênh nào ở trong não để tiếp xúc được với họ, rồi họ muốn chứng tỏ mình đang hiện diện thì họ sẽ làm gì? Những vong lâu rồi họ sẽ tác động được đến vật chất. Nhiều khi ta đang đứng thì cái ly trên bàn không ai chạm vào cũng tự rớt xuống. Hoặc của phòng ta tự nhiên có ai đó vặn ra rồi mở. Hoặc ban đêm nghe tiếng chân trên cầu thang cộp cộp nhưng mở ra thì không ai đi hết.
Và do không biết nên ta sợ, mọi nguyên nhân của sự hãi là do ta sợ. Và người âm họ càng muốn chứng tỏ sự hiện diện chừng nào thì ta càng sợ hãi chừng nấy. Ta càng sợ hãi chừng nào thì người âm và ta càng xa nhau. Khi ta càng sợ thì họ lại càng đau khổ. Nhiều người đến nói với thầy, nhà con có vong. Thầy mới nói vong cũng là người và họ cần được yêu thương. Cũng giống như người sống của ta cũng cần được yêu thương. Nhớ như vậy, đừng nghĩ họ là giống loài khác lạ với ta.
Cầu siêu cho hương linh chết nước
Yêu thương họ bằng hai cách.
1- Cúng cơm cho họ ăn, vì họ đói.
2- Tụng kinh cầu siêu cho họ. Để họ nương nhờ thần lực của Phật mà sớm được siêu thoát, để không bị vất va vất vưởng nữa.
Tuyệt đối đừng trấn, đừng ếm, đừng sợ, đừng khinh, đừng thù, đừng ghét họ. Vì những tâm lý tiêu cực đó chỉ làm cho mọi chuyện tiêu cực thêm. Nếu để họ ghét lại thì họ sẽ phá và mình không biết đường mà đỡ. Những vong linh đó đều là phàm phu, đầy những tham sân si vì lúc sống họ không lương thiện nên khi chết, họ không được về cõi lành mà cứ vất va vất vưởng ở đầu này đầu kia, chịu nhiều đói khổ. Nên thường những vong vất vưởng như vậy đều có tâm lý không phải người tốt. Ta thương họ, ta cho họ ăn nhưng cũng phải nâng tâm hồn họ lên bằng lời kinh tiếng kệ của Phật dạy. Đó là nguyên tắc và phương pháp, tuyệt đối không ghét, không sợ, không xa lánh, không trấn ếm.
Chúng ta càng không được đến nhờ thầy bùa dán bùa vào nhà để đuổi ma đi. Vì đuổi được 1 ma sẽ rước 10 ma khác về. Bùa chú thực chất là lệnh dắt âm binh đi, cầm bùa đi đâu thì sẽ có một bầy âm binh đi theo. Khi ta đem bùa về thì trong nhà ta sẽ bị xâm lăng choáng ngộp bởi những âm binh mới. Âm binh mới sẽ đuổi ma cũ trong nhà ta đi. Ma cũ coi vậy chứ thân tình hiền lành đã quen lâu, còn ma mới vừa mới quen sẽ rất phiền toái, không biết đây là loại gì. Vì sau khi ma cũ đi rồi, thì ma mới sẽ làm cho ta đau khổ nhiều hơn nữa. Thậm chí dẫn đến việc bán đổ bán tháo nhà để đi vội, nên trong đạo Phật không có chuyện đem bùa về trấn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm