Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/03/2024, 09:33 AM

12 lời nguyện nhiệm mầu của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật, Dược Sư Như Lai. Phật dạy: Lúc Phật Dược Sư còn hành Bồ tát đạo, phát ra 12 lời đại nguyện:

1/ Nguyện ánh sáng của thân mình soi sáng khắp mười phương thế giới.

2/ Nguyện oai đức khai hiểu tất cả chúng sanh.

3/ Nguyện các hữu tình đều được viên mãn.

4/ Nguyện tất cả chúng sanh an tâm tu đại thừa Phật pháp. 

5/ Nguyện các hữu tình tu hành phạm hạnh như pháp thanh tịnh.

6/ Nguyện người 6 căn không đủ đều được đoan nghiêm.

7/ Nguyện các hữu tình thân tâm an lạc cho đến giác ngộ.

8/ Nguyện chuyển thân gái thành thân trai. 

9/ Nguyện các hữu tình tiêu trừ ngoại đạo tà kiến tu tập các hạnh Bồ tát.

10/ Nguyện các hữu tình giải thoát tất cả ưu khổ.

11/ Nguyện chúng sanh đói khát đều được món ăn ngon.

12/ Nguyện chúng sanh bần cùng không áo mặc đều được y phục đẹp đẽ. 

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai,

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai,

Mỗi lời nguyện đều nói rõ sự mong cầu của chúng sanh được thành tựu đầy đủ, cứu vớt nổi khổ, trị lành các căn bệnh của chúng sanh, sau sẽ được thành Phật. Đây là lời nguyện thật tiễn của Ngài. Thông thường mọi người xưng niệm “Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật”, nhân vì Ngài hay trừ sạch căn bệnh sanh tử, cho nên gọi là Dược Sư, soi chiếu tan sự tăm tối của chúng sanh trong ba cõi. Cho nên gọi là Lưu Ly Quang. Phật Dược Sư là vị giáo chủ ở Lưu Ly Tịnh Độ phương Đông, cùng với Nhật Quang, Nguyệt Quang là hai vị Bồ tát, và 8 vị Bồ tát khác dẫn dắt chúng sanh vào thế giới Tịnh Độ, ở tại Tịnh Độ phương Đông giáo hóa chúng sanh. Ngoài ra còn có 12 vị Thần tướng Dược Xoa thệ nguyện hộ trì pháp môn của Phật Dược Sư, những vị Thần tướng nầy nắm giữ 7000 quyến thuộc Dược Xoa, để ủng hộ chúng sanh khắp tất cả mọi nơi. 

Trong Kinh Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức chép: Thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông thanh tịnh thuần khiết không có các dục nhiễm, ngay cả tiếng khổ của ba đường ác cũng không, đất được làm bằng chất lưu ly, thành quách cung điện và cửa nẻo cũng đều do 7 món báu tạo thành, cùng với thế giới Cực Lạc Tịnh Độ ở phương Tây của Phật A Di Đà ánh sáng chiếu soi không khác. 

Phật Dược Sư vì chúng sanh hiện đời cầu an lạc, còn Phật A Di Đà lại tiếp bước chúng sanh vãng sanh về Cực Lạc. Tuy nhiên dù là vãng sanh Tây phương hay tu tập pháp môn gì, đều phải có thân tâm mạnh khỏe mới có thể thực hành tu trì Phật pháp. Nhân vì chúng sanh có tham sân si, nhiều loại phiền não làm rối loạn thân tâm, từ đó mà sanh ra các loại phiền não bất đồng, do vì chúng sanh có nhiều phiền não bệnh nên phương thuốc trị bệnh cũng có nhiều loại khiến cho bệnh khổ chúng sanh được tiêu trừ. Nguyện lực của Phật Dược Sư phải tiêu trừ những phiền não nầy khiến cho chúng sanh thoát khỏi những bệnh tật, tiêu trừ đau khổ, hết tai nạn. Nhân vì trong kinh nói mới cầu sanh về Cực Lạc, khi mạng chung sẽ có 8 vị đại Bồ tát chỉ đường. Trong Kinh lại nói nếu muốn sanh về cõi trời Đâu Suất để gặp Phật Di Lặc, cũng nên lễ kính Phật Dược Sư Lưu Ly Quang. Do vậy, người tu trì pháp môn Dược Sư cũng vãng sanh về thế giới Cực Lạc, hoặc được phước đức trí tuệ để làm tư lương trên con đường tu hành thành Phật. Nhân thế mà Phật giáo đem Pháp hội Dược sư làm pháp môn tiêu tai diên thọ ở hiện đời. 

Kinh Dược Sư được truyền vào Trung Quốc là do Bạch Thi Lợi Mật đem “Phật Thuyết Quán Đảnh Bạt Trừ Quá Tội Sanh Tử Kinh” dịch ra. Sau đời Lưu Tống ngài Huệ Giản dịch ra “Lưu Ly Quang Kinh” 1 quyển. Vào đời Tùy Ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch ra “Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh” 1 quyển. Đời Đường ngài Huyền Tráng dịch ra “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh” 1 quyển. Sau đó Kinh Dược Sư truyền vào liên tục. Phật Dược Sư hay trị được trăm bệnh khổ não chúng sanh, giải trừ mọi sự đau đớn bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, vì vậy mà được mọi người trong xã hội kính chuộng. 

Trong Kinh nói: Nếu như có người thân thể bệnh hoạn đau khổ, tướng già chết hiện ra, quyến thuộc của người nầy ngày đêm cúng dường lễ bái Phật Dược Sư, đọc tụng “Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bổn Nguyện Công Đức” 49 lần và cung kính thắp 49 ngọn đèn, treo phan 5 màu 49 ngày,... thì người sắp mạng chung đó được sống lại. Nhân thế mà phong thái tính ngưỡng Phật Dược Sư ngày một hưng thạnh. Có rất nhiều Tự viện tôn trí 3 vị Phật trên chánh điện là: Phật Thích Ca giáo chủ cõi Ta Bà ở giữa, Phật Dược Sư giáo chủ thế giới Tịnh Độ phương Đông ở bên trái, Phật A Di Đà giáo chủ thế giới cực lạc phương Tây ở bên phải, thông thường gọi là Tam thế Phật. Ngoài ra cũng có Tam thế Phật là: Quá khứ Nhiên Đăng Cổ Phật, Hiện Tại Thích Ca Mâu Ni Phật, Tương Lai Di Lặc Phật. Ngoài việc cung phụng Phật Dược Sư ở trên bảo điện ra, còn có tự viện xây dựng cả một điện thờ Phật Dược Sư đó gọi là Dược Sư Điện nhằm để tôn thờ Phật Dược Sư và 2 vị đại Bồ tát là Nhật Quang và Nguyệt Quang, gọi là “Dược Sư Tam Tôn”, “Đông Phương Tam Thánh”. Hai bên lại còn thiết 12 vị thần tướng, Phật Dược Sư cũng có những tướng tốt. Hình tượng thông thường chúng ta thấy là tay trái cầm bình thuốc, tay phải kết định ấn, thân mặc ca sa, ngồi kết già trên hoa sen, có khi tay trái cầm bát thuốc, tay phải cầm viên thuốc, nhằm để hiển bày lòng từ bi trừ sạch bệnh khổ cứu độ chúng sanh. 

Thế giới Tịnh độ phương Đông giống như thế giới Tịnh độ phương Tây, chúng sanh chỉ cần trì tụng danh hiệu Phật Dược Sư thì không rơi vào 3 đường ác: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, diệt trừ các bệnh khổ, lại có thể trừ 9 thứ hoạnh tử, nhân thế mà trong dân gian tin tưởng rất rộng, còn gọi là “Y Vương Phật”. Mỗi năm vào ngày 30 (29) tháng 9 Âm lịch là ngày Thánh đản Phật Dược Sư, các tự viện đều cử hành Pháp hội Tiêu Tai Diên Thọ, thời khóa sáng cử hành nghi chúc thánh, bình thường thì trong thời khóa sáng thêm phần tán hương, ba lần niệm danh hiệu, tụng Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn, xướng kệ khen ngợi, niệm Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai 100 lần, lễ bái cầu nguyện. Lạy Phật Thích Ca Mâu Ni 3 lạy, còn lại Phật Dược Sư 12 lạy, Nhật Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Dược Sư Hải Hội Phật... 3 lạy. Sau đó qui y, có Tự viện còn cử hành bái sám cúng đèn, Phổ Phật, phóng sanh...Vào những ngày giao mùa nầy, khí trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu sắp bước sang một mùa đông mới, cũng là lúc kỷ niệm Lễ giáng thần của Phật Dược Sư (30 hoặc 29 tháng 9 ÂL). Tất cả những người con Phật đọc tụng Kinh Dược Sư, gia trì Thần Chú Quán Đảnh, kiến lập đàn tràng, đốt đèn, treo phan, phóng sanh tu phước... cầu nguyện tăng thêm phước thọ, bình an, tiêu tai, lánh xa hoạnh tử, không rơi đường tà, tiêu trừ ma chướng, thành tựu trí huệ, cuối cùng vãng sanh về thế giới cực lạc ở phương Đông. 

Mong sao, ai nấy thoát khỏi chướng duyên, mở toang sự ràng buộc đau khổ, tinh thần an định, rộng lòng giúp đỡ thương yêu, cuối cùng mau được thanh tịnh viên mãn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm