Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/06/2024, 10:40 AM

Ăn chay giúp tâm thanh tịnh hơn

Đến chùa, ngoài các hoạt động cầu kinh lễ Phật, thì một phần không thể thiếu với tôi là nấu các món ăn chay. Các món chay ở chùa phổ biến là đậu cô-ve xào nấm, canh chay rau củ, đậu phụ xốt cà chua…

Vào các ngày Đại lễ như Phật đản, đông người thì có thêm vài món ngon đặc sản như nấm xào sả ớt, mì Quảng chay.

Sau khi nấu nướng xong, đem cúng Phật, tụng kinh thì bữa ăn được dọn ra ngay sau đó. Tôi cảm nhận được dường như ai cũng hiểu chốn linh thiêng nơi chùa chiền nên rất trật tự. Đâu đó rơi rớt những giọt mồ hôi hạnh phúc, ấm lòng. Tôi gắp từng món ăn bỏ vào bát mọi người rồi đến bát mình. Phải công nhận các món chay ở chùa làm rất ngon.

Đồ chay luôn mặc định là ngán, bởi chỉ có thực phẩm làm từ rau, củ, quả. Nhưng qua bàn tay của các Phật tử, các sư (Ni) khéo léo đã làm nên nhiều món chay rẻ  mà ngon miệng, một bữa cơm thanh đạm, đơn giản. Riêng với Phật tử chùa quê tôi, việc phục vụ mâm chay cho những vị khách phương xa đến lễ Phật như là niềm hoan hỷ, thiện lành.

Ăn cơm chay tại chùa là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt ta, cần được gìn giữ. Câu “cửa chùa luôn luôn rộng mở” đã in sâu trong tâm trí người Việt từ xưa đến nay, dù nghèo khó đến mức nào, nếu đã đến chùa ăn cơm họ đều luôn có ý thức thực hiện việc cúng dường hay làm công quả.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Qua những lần đi lễ chùa và ăn chay ở chùa, tôi nghiệm ra rằng người ta ăn chay ở chùa không phải chú trọng đến miếng ăn, mà là cái cớ để tìm về sự thảnh thơi, không gian thanh tịnh, tĩnh tại, bình yên của chùa chiền; cảm nhận và học hỏi thêm nhiều điều may mắn, hạnh phúc, đáng yêu trong cuộc sống này.

Dù không ăn chay trường nhưng hàng tháng tôi dành hai ngày để ăn chay, đó là ngày mồng một và ngày rằm. Bữa ăn chay của tôi cũng rất đạm bạc đơn giản như món canh rau khoai nấu nấm, khuôn đậu chấm xì dầu, gỏi mít trộn đậu phộng và rau thơm. Thế nhưng cả chồng và các con tôi ăn đều khen ngon và cảm thấy đỡ ngán thay cho món thịt. Qua đó, thấy mình tịnh tâm hơn, thanh thản, nhẹ nhàng hơn, vứt bỏ mọi lo âu, phiền muộn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Ứng dụng giáo lý nhà Phật vào trong kinh doanh

Góc nhìn Phật tử 09:09 28/09/2024

Ứng dụng giáo lý nhà Phật vào kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp thành công về mặt tài chính mà còn xây dựng được một văn hóa làm việc tích cực, hài hòa.

Rượt nhau giữa cuộc nhân sinh, vào ra đau khổ, quẩn quanh luân hồi

Góc nhìn Phật tử 16:30 27/09/2024

Khi còn cuốn vào vòng thị phi nhân ngã, thì sẽ có ngày những thị phi nhân ngã làm cho nông nổi, hồ đồ. Khi còn đi tìm bình an ở đâu đó trên những con đường bên ngoài thân tâm thì bình an kia càng xa vời vợi.

Cố thay đổi người khác là khởi đầu của đau khổ

Góc nhìn Phật tử 16:00 27/09/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, mọi đau khổ đều bắt nguồn từ sự chấp ngã – cái “tôi” luôn muốn kiểm soát, luôn muốn uốn nắn mọi thứ theo ý mình.

Xem thêm