Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/06/2019, 09:45 AM

Ăn chay trường nhưng cúng dàng sữa bò cho bệnh nhân thì có bị phạm giới không?

Con là một Phật tử ăn chay trường. Con thành lập một nhóm từ thiện hay đi phát sữa cho bệnh nhân. Vì là người ăn chay nên con nghĩ tới sữa Fami (là sữa làm từ đậu nành) để tặng cho bệnh nhân. Nhưng qua một thời gian con thấy: "Bệnh nhân ít người uống, thường mang cho và họ uống loại khác".

Hỏi:

Kính Bạch Thầy! Con là một Phật tử ăn chay trường. Con có thành lập một nhóm từ thiện hay đi phát sữa cho bệnh nhân ở bệnh viện. Vì là người ăn chay nên con nghĩ ngay tới sữa Fami (là sữa làm từ đậu nành) để tặng cho bệnh nhân. Nhưng qua một thời gian con nhận được những thông tin như: "Bệnh nhân ít người uống mà toàn đi cho người nhà tới thăm, họ uống loại khác". Nghe những điều trên khiến con hơi buồn, mặc dù biết là họ chưa hiểu Phật Pháp. Về sau con đành chuyển sang tặng sữa làm từ sữa bò thì thấy bệnh nhân tiếp nhận nhiều hơn.

Thấy như thế, một số người bạn ăn chay trường nói rằng như thế là không tốt, sữa bây giờ không giống như thời Đức Phật tại thế, sữa bây giờ người ta hành hạ con Bò, vắt kiệt nó, tiêm rất nhiều chất kích thích sữa làm con bò rất đau vì phải mang bầu sữa rất lớn rồi làm thịt nếu như không còn sữa. Cho nên tặng như thế vô tình đã góp phần thúc đẩy việc làm hại loài bò.

Thành thực là con chỉ nghĩ tới lợi ích của người bệnh, nên không để ý tới việc phải tặng sữa chay "tuyệt đối" như vậy. Kính Bạch Thầy, con nghĩ như vậy có đúng không ạ? Xin Thầy cho con lời khuyên, nếu có sai sót gì con xin sám hối và sửa chữa ạ. Con cảm ơn Thầy!

Đáp:

Nên phát nguyện để được trợ duyên 

Trong các pháp môn tu của giáo lý Phật, pháp lục độ vạn hạnh thật là cao cả. Trong lục độ có pháp bố thí đứng đầu, bố thí cho người cơm ăn áo mặc, thuốc men giúp người có cuộc sống an vui như mọi người là việc làm khó, nên khi làm phải phát nguyện để trợ duyên cho việc bố thí của Bồ tát. Làm từ thiện mà có lập nhóm thật là công đức lớn lao thay, tức là làm từ thiện có tổ chức, làm việc minh bạch, tiền bạc đâu đó sòng phẳng ngay từ đầu. Với Phật sự nầy vị Trưởng đoàn không phải khổ tâm tính toán nhiều, ngày càng tăng thêm uy tín, làm từ thiện có hiệu quả cao. Tuy nhiên các Bạn phải phát nguyện để được trợ duyên trong quá trình gặp sự cố giữa người thí và người thọ thí.

hạnh bố thí 2
Bài liên quan

“Phạm Võng Bồ Tát kinh” có thuyết gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, đối với hàng xuất gia, tại gia cần tuân thủ. Nhưng trên thực tế tùy theo hoàn cảnh, phong tục mà nội dung Bồ Tát giới tại gia có giảng lược một số giới điều để người thọ giới dễ thích ứng và vận dụng. Hiện nay, nội dung giới văn Bồ Tát tại gia gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó có giới thứ 28, như sau: “Trên đường đi gặp người bệnh tật mà không dừng lại chăm sóc, làm các phương tiện, như dặn bảo những người khác chăm sóc, đó là Bồ Tát tại gia phạm tội thất ý.”

Làm từ thiện cách nầy dù có thọ Bồ Tát giới hay chưa cũng là hạnh lành của Bồ Tát đó. Việc làm của các bạn cần nhân rộng để làm gương hạnh, tiêu biểu cho đời, đáng được tán thán công đức các bạn và gia đình.

Bạn tổ chức đi ủy lạo bệnh nhân ở Bệnh viện nào đó là việc làm công tâm, đem tấm lòng từ thiện của người con Phật đến với bệnh nhân; vì họ là bệnh nhân nên ta không phiền lòng bất cứ hành vi cử chỉ nào của họ. Quà của các bạn tặng bệnh nhân sử dụng hay không, không nên nghĩ suy làm gì cho phiền não sanh, bởi phiền não sanh thì phước báo không trọn vẹn. Bệnh nhân chưa phải là Phật tử, chưa phát tâm ăn chay nên họ không dùng sữa đậu nành, lọai sữa dành cho người ăn chay. Cho đến khi bạn tặng sữa bò thì họ dùng, chứng tỏ không phải bệnh nhân chê quà tặng của bạn, huống chi nếu họ chê ta cũng không giận, đó là cách tu của Bồ Tát.

Ta nên học hạnh của ngài Xá Lợi Phất

Ta nên học hạnh của ngài Xá Lợi Phất

Ngài Xá Lợi Phất thuở thanh niên thuộc đạo Bà La môn quý phái, là vị luật sư, trí tuệ siêu quần bạt tụy. Có duyên lành được gặp Phật tu chứng quả A La hán, Đức Phật giao cho thống nhiếp Tăng đoàn và tịnh xá Kỳ Viên, tại kinh đô Xá Vệ.

Tiền thân Xá Lợi Phất có một hạnh lành thật bi hùng tráng lệ, Ngài phát tâm tu hạnh Đại Thừa bố thí Ba la mật, trong quá khứ 60 kiếp về trước Ngài tu khổ hạnh, lúc bấy giờ chư thiên nghe Ngài phát đại nguyện bố thí “bất nghịch ý”, chư Thiên đến thử đạo tâm của Ngài có thật hay không? Chư Thiên hóa thân thành người thanh niên 20 tuổi đi tìm “mắt thịt sống” đem về chế thuốc cho mẹ uống chữa bệnh. Thanh niên đó đến bạch xin mắt của Xá Lợi Phất, Ngài đồng ý ngay và móc mắt trái đưa cho người thanh niên trẻ tuổi. Người thanh niên nói: “Tôi xin mắt phải sao ông cho mắt trái, mắt phải mới làm thuốc trị bệnh cho mẹ được!”. Xá Lợi Phất hối hận vì không hỏi trước người thanh niên xin mắt phải hay trái, Ngài liền chịu đau nhức một lần nữa, dùng tay móc luôn mắt phải đưa cho người thanh niên đem về làm thuốc cứu mẹ.

Thanh niên cầm “đôi mắt Xá Lợi Phất” đưa lên và nói: “mắt của ông hôi rình, làm sao làm thuốc cứu mẹ tôi được”. Nói đọan người thanh niên liệng “đôi mắt Xá Lợi Phất” xuống đất và lấy chân chà xát đôi mắt. Xá Lợi Phất vẫn an nhiên nhẫn nại giữ khí tiết đạo hạnh Bồ Tát, tuy đau đớn nhưng không hề than van phiền lòng, mãi cho đến khi tái sanh gặp Phật, làm đệ tử Đức Phật Thích Ca, chứng Thiên nhãn thông, thấy xa hiểu rộng, đạt đến trí tuệ đệ nhất, đắc quả A la hán thống lãnh Tăng đoàn Phật. (trích Một Cuộc Đời Một Ngôi Sao - Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Huế 1996)

Bạn ơi! Phật sự của chúng ta chưa khi nào thể sánh bằng Xá Lợi Phất! Nên chúng ta cũng đừng nghĩ suy, đừng buồn các bệnh nhân ở bệnh viện nào đó xem thường vật hiến tặng của mình nhé! Các vị còn vô minh chưa biết đạo, không tu hành không ăn chay được như mình, nếu muốn họ tu hành, phải còn chờ thời gian họ sẽ giác ngộ từ công đức bố thí cầu nguyện của chúng ta đó.

Luật sanh tồn

Loài bò ăn cỏ, cỏ thành bò; người ăn bò, bò thành người, ăn qua ăn lại, tiêu hóa, hủy diệt, tái sanh lẫn nhau, tạo thành một sự tàn sát vô hình không thương tiếc. Các loài cướp mạng sống lẫn nhau, trong đó cũng có con người tham dự, mà con người là chúng sanh ác nhất trong các loại chúng sanh.

Tất cả những cuộc chiến đấu sanh tồn của các loài trên trái đất nầy đều do con người chủ xướng định đọat, nếu không có sự sát sanh tàn nhẫn của con người với loài thú thì không có những cuộc chiến tranh tương tàn tương sát, từ bao thế kỷ qua, đệ nhất thế chiến, đệ nhi thế chiến, chiến tranh lạnh, hăm dọa dội bom lẫn nhau, các cường quốc ỷ mạnh hiếp yếu đem bom đạn bắn phá giết chết con người, các dân tộc vô tội vạ! Nguyên nhân cũng từ sát sanh.

Nếu ta xem các đoạn clip trên Youtube nói về các lò sát sanh trên thế giới, lò sát sanh ở Canada, lò sát sanh ở Việt Nam, lò sát sanh ở Trung quốc, ở Mỹ... là trung tâm của nguyên nhân chiến tranh, tàn sát nhau không thương tiếc.

Người thích uống sữa bò, cũng đồng với người thích hành hạ loài thú, ăn thịt loài thú lúc nó còn sống.

Người thích uống sữa bò, cũng đồng với người thích hành hạ loài thú, ăn thịt loài thú lúc nó còn sống.

Không uống sữa của bò, tổn hại lòng từ bi?

Bài liên quan

Theo nhà Phật nuôi bò lấy sữa để uống, hoặc bán cho người uống bao giờ cũng là mất phước rồi, khi “bò cái” sanh đẻ, sữa của “bò mẹ” để dành cho “bò con” uống, nhưng tiếc thay con người cướp đi thức ăn của “bò con” để thu lợi làm giàu, đó là tội ác của con người với loài thú.

Khi còn là Bồ Tát Sĩ Đạt Ta tu khổ hạnh, đến hơi thở cuối cùng, có bà Sujata dâng cho bát cháo sữa, Sĩ Đạt Ta thọ dụng và sau đó tĩnh lại hành thiền dưới cội bồ đề và chứng tam minh, thành bậc đại giác đại ngộ, Ngài không còn sử dụng sữa tươi nữa.

Tuy nhiên đó là chuyện xưa. Còn ngày nay người tu hành xuất gia hay tại gia thì không uống sữa tươi, sữa vắt từ bò mẹ, tuy không phạm giới sát, nhưng phạm giới khinh, ác tác, vi phạm quyền sống vạn loại.

Làm như thế tổn hại lòng từ bi, làm mất đi tính cách đạo đức của người tu Phật. Uống sữa tươi, bổ dưỡng thì chẳng bao nhiêu, nhưng lỗi lầm con người vui trên đau khổ của chúng sanh khác thì nhiều, lỗi lầm như thế không phải là con người có lòng nhân, không có lòng nhân thì không phải con người.

Vả lại, người thích uống sữa bò, cũng đồng với người thích hành hạ loài thú, ăn thịt loài thú lúc nó còn sống. Ngày nay nhiều đại gia hiếu kỳ, thích tìm cảm giác khoái lạc, muốn được tận mắt chứng kiến xẻ thịt con vật còn sống để ăn. Các nhà hàng ăn uống đáp ứng nhu cầu đó, sáng tạo rất nhiều cách giết: trói khỉ vạt đầu lấy óc tại chỗ; rưới từng gáo nước sôi lên lông mèo để lông mèo tự bung mà không cần nhổ, hay trói bò chặt đuôi bò… dành cho đại gia ăn uống.

Bạn ơi, quả báo sẽ đến ngay: người thân trong gia đình chết một cách bất đắc kỳ tử, bản thân bệnh thần kinh, có người luôn phải đập đầu vào vách tường, trong người nổi ngứa mọc từng vảy sừng có hình con vật lạ, con cái sanh ra ốm yếu, vàng vọt, lông thú mọc nhiều nơi, tay chân như da lông trâu bò...

Việc vắt sữa bò đến kiệt sức rồi đem chúng làm thịt, cũng chưa bằng cảnh lột da thú quý hiếm lúc chúng còn sống để làm áo mặc chống lạnh dành cho các đại gia, các quý bà theo thời trang hiện đại là một việc làm thật dã man của con người.

Hiện nay có rất nhiều hiệp hội bảo vệ súc vật trên thế giới, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống thiên nhiên (WWF), hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã của Hoa Kỳ (WCS), Hội nghị bảo vệ thiên nhiên của Liên Hiệp Quốc, tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế (IUCN), đứng ra bảo vệ những kỳ thú thiên nhiên của hành tinh, cũng là để bảo vệ động vật hoang dã đó. Gần đây hiệp hội Animals Australia, hiệp hội bảo vệ súc vật Úc than phiền cảnh giết bò dã man ở Việt Nam. Ngày 19/5/2015, hiệp hội này cho biết họ đã có được một clip video bò bị đập đầu bằng búa tạ tại một lò mổ ở Việt Nam và những hình ảnh này “kinh khủng đến mức không thể phổ biến được”.

Việc vắt sữa bò, giết bò, trâu, heo, dê, gà, chó... giết thú dã man, lột da thú để làm áo mặc, săn thú để ăn thịt... là những tội ác gây ra những cuộc nhân quả luân hồi “chém giết lẫn nhau” từ đời nầy sang đời khác, làm Phật tử chúng ta đã chẳng những không ăn thịt của chúng mà còn khuyên người đừng giết thú, đừng đối xử tệ bạc với loài thú.

Khoa học tiến bộ, chế ra nhiều thức ăn dinh dưỡng gấp 10 lần sữa bò, như các loại sữa bột, sữa chống lão hóa, nhiều tố chất dinh dưỡng chứa đựng trong thức ăn chay không thiếu như thức ăn mặn. Do đó, nên tìm thức ăn thực vật bổ dưỡng cho người tiêu dùng thật có nhiều phước đức.

Những thông tin lạc quan

Lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai vốn có lịch sử 265 năm và diễn ra 5 năm một lần, mỗi lần có hàng ngàn người hành hương theo đạo Hindu từ Ấn độ và Nepan tham dự. Vào năm 2009, họ giết khoảng 500.000 con trâu nước, dê, gà và những con vật khác với niềm tin việc làm đó sẽ mang lại thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình. Vừa qua lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai đã được chính thức bãi bỏ, nửa triệu con vật được cứu sống.

Lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai vốn có lịch sử 265 năm và diễn ra 5 năm một lần. Vừa qua lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai đã được chính thức bãi bỏ, nửa triệu con vật được cứu sống.

Lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai vốn có lịch sử 265 năm và diễn ra 5 năm một lần. Vừa qua lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai đã được chính thức bãi bỏ, nửa triệu con vật được cứu sống.

Trong niềm hân hoan chiến thắng của những nhà bảo vệ động vật thế giới hoạt động tích cực, các cơ quan đại diện cho các chùa của Nepal đã tuyên bố sẽ chấm dứt truyền thống lâu đời hàng thế kỷ của Ấn Độ Giáo . Đó là chấm dứt lễ hội tà tàn sát hàng loạt động vật, vốn thu hút hàng trăm ngàn người đến cầu nguyện, đã được chính thức bãi bỏ hoàn toàn vào ngày 28/7/2015 vừa rồi.

Không nên giết thú để ăn

Những cuộc tàn sát chết oan để đời

Sữa tươi là máu của bò

Uống sữa như uống máu đào tiết canh

Người Phật tử ta không đành

Không làm những việc không thanh tịnh làm

Vương hầu quan tướng công khanh

Phải lo tu tĩnh tiếng thơm để đời

Trường chay niệm Phật tuyệt vời

Chiến tranh chấm dứt khắp nơi hòa bình

Không còn có cảnh nhục vinh

Phải quấy tốt xâu không sanh luân hồi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm