Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn
Hỏi: Ân đức giáo hóa vô thượng chúng sanh của Đức Thế Tôn được biết đến ra sao?

Đức Thế Tôn giáo hoá những chúng sinh mà không có một ai có thể giáo hoá tế độ được, không có một vị nào có thể sánh được với Ngài. Sự Giáo Hoá Vô Thượng Chúng Sanh của Đức Thế Tôn được biết đến gồm:
1. Giáo hoá người ác trở thành bậc Thánh Nhân: Kẻ cướp sát nhân cắt ngón tay xâu thành vòng đeo ở cổ có biệt danh Aṅgulimāla được Đức Phật giáo hóa, trở thành Tỳ-khưu nơi Đức Phật, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.
2. Giáo hoá dạ xoa ác trở thành bậc Thánh Nhân Tích dạ xoa Ālavaka ăn thịt người rất hung ác, tàn bạo, có nhiều phép mầu cực kỳ nguy hiểm. Đức Thế Tôn đến ngự trên bảo tọa trong lâu đài của dạ xoa Ālavaka, giáo hóa giúp cho Dạ xoa trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, có đức tin trong sạch và không lay chuyển trong Phật giáo.
3. Giáo hoá phạm thiên tà kiến trở thành chánh kiến: Phạm thiên Baka ở cung trời sắc giới Quang Âm Thiên phát sinh thường kiến mê lầm. Đức Thế Tôn từ chùa Jetavana, hiện lên cõi trời sắc giới, để tế độ phạm thiên Baka từ bỏ tà kiến trở lại chánh kiến…
4. Giáo hoá loài súc sinh Đức Thế Tôn giáo hoá các loài súc sinh như rồng chúa Apalāla, rồng chúa Cūlodara, rồng chúa Mahodara…trở thành rồng hiền lành…
Hỏi: Ân Đức Thiên Nhân Sư của Đức Phật có ý nghĩa là gì?
Đáp: Ngài là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên và nhân loại…Do đó Đức Thế Tôn có Ân đức Thiên Nhân Sư.
Hỏi: Những pháp lành cao thượng mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng sanh thực hành là gì?
Đáp: Đức Thế Tôn giáo huấn chúng sinh thực hành pháp lành cao thượng giúp cho chúng sanh khi thực hành mang đến:
1. Sự lợi ích an lạc kiếp hiện tại là: Biết siêng năng cần mẫn trong nghề nghiệp, công việc. Biết giữ gìn của cải tài sản. Có bạn lành, bạn tốt là bậc thiện trí. Biết sử dụng của cải có chừng mực tuỳ theo khả năng của mình.
2. Sự lợi ích an lạc những kiếp vị lai là:
- Có đức tin trọn vẹn.
- Có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn.
- Có sự bố thí trọn vẹn.
- Có trí tuệ trọn vẹn.
3. Và sự lợi ích an lạc cao thượng Niết Bàn.
Đại Phật Sử, Mingun Sayadaw.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp người không?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Có phải con người thường tái sinh trở lại kiếp người không?

Những ràng buộc bên ngoài không ngăn được một tâm hồn tự do, giải thoát
Phật giáo thường thức
Hỏi: Con thưa Sư ông làm sao để con được tự do trong cuộc sống. Con thấy đâu đâu cũng ràng buộc, cũng kiểm soát khiến con đau khổ và hoang mang vô cùng. Con nên làm sao đây?

Tạo nhân thì có quả
Phật giáo thường thức
Hỏi: Người đã có phước mới được giàu sang, vậy tại sao trong số người giàu sang ấy vẫn có người ngu si, chết yểu, hoặc đui, điếc, ngọng, lịu v.v… (ngu, si, ám, á, gia hà phú). Trái lại, người vô phước mới nghèo nàn, vậy sao trong số những người này, vẫn có người thông minh, đẹp đẽ, trường thọ, v.v… (trí huệ, thông minh khước thọ bần).

Nhớ Phật nhớ tu
Phật giáo thường thức
Chúng ta là con Phật, nhớ Phật thì phải nhớ tu. Người thời nay yếu đuối hơn người thời xưa trong việc tu hành. Người xưa có thể khắc phục, vượt qua mọi trở ngại khó khăn để thành tựu sở nguyện của mình. Cũng vấn đề như vậy nhưng chúng ta không gắng gỗ, không vượt qua được.
Xem thêm