Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/01/2019, 11:17 AM

Ba đồ đệ có Cân Đẩu Vân, tại sao Đường Tăng quyết đi bộ 14 năm để thỉnh kinh?

Chứng kiến hành trình thỉnh kinh 14 năm ròng sang Tây Thiên, mưa dập gió vùi qua 81 kiếp nạn, rất nhiều độc giả Tây Du Ký từng thắc mắc tại sao cả ba đồ đệ của Đường Tăng, đều có thể cân đẩu vân đến núi Linh Sơn đất Phật trong nháy mắt nhưng mà họ lại quyết tâm đi bộ.

Bài liên quan

Cân đẩu vân lợi hại, có thể một bước đưa Đường Tăng lên Tây Thiên 

Trong năm thầy trò, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đều có nhiều thuật thần thông quảng đại. Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới dễ dàng lên núi Linh Sơn bởi một người thông thạo 72 phép Địa sát, 1 người tường tận 36 phép Kim Cang, chuyện bay lượn cưỡi mây đều quá đơn giản. Và bản thân Tôn Ngộ Không đã không ít lần lên Linh Sơn "ăn vạ" Phật Tổ Như Lai.

Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không có thể đi được 10.800 dặm, chỉ trong giây lát là đến Linh Sơn Phật Quốc. 10.800 dặm cũng chính là vận tốc chuyển suy nghĩ của con người.

Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không có thể đi được 10.800 dặm, chỉ trong giây lát là đến Linh Sơn Phật Quốc. 10.800 dặm cũng chính là vận tốc chuyển suy nghĩ của con người.

Có thể nói chuyện chở vài ngàn cuốn kinh thư hay nhấc bổng Đường Tăng chớp mắt đến núi Linh Sơn gặp Phật Tổ là chuyện trong tầm tay. Nhưng nếu dễ dàng như vậy thì học giả Ngô Thừa Ân đã chẳng cần đến 100 hồi truyện và nền văn học Trung Quốc chỉ còn tam đại điển thư. 

Các đồ đệ của Đường Tăng vẫn chọn dành ra 14 năm để trải qua những khó khăn đó một cách đơn thuần nhất. Vì sao vậy?

Đường Tăng từ chối con đường tắt, chọn trải qua khó khăn đơn thuần

Câu cổ nhân thường nói:

"Khiển Thái Sơn khinh như giới tử

Huề phàm phu nan thoát hồng trần"

Dịch nghĩa:

"Cắp Thái Sơn nhẹ như hạt cải

Dắt người phàm khó thoát bụi hồng".

Bài liên quan

Đường Tăng là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì khinh mạn Phật Pháp nên mới phải đầu thai làm người để tu luyện, thân xác phàm nặng nề hơn cả núi Thái Sơn, không thể dùng thần thông để quá độ sang Tây Thiên được.

Hơn nữa, chốn Phật quốc là nơi thanh sạch, đâu đâu cũng là châu báu bạc vàng, thiên nhân đất Phật đều là thân kim cương từ hoa sen báu sinh ra, ai cũng mang đầy đủ 32 tướng hảo đại nhân, trí huệ vô biên. Họ sống trong cõi cực lạc hưởng niềm vui thanh tịnh. Đường Tăng chưa qua tu luyện chỉ là thân bùn chưa thoát phàm, làm sao có thể đến nơi Phật quốc thánh khiết.

Nếu Đường Tăng muốn đến cõi Phật phải thoát khỏi hồng trần, bụi đất nhân gian. Và để đạt được cảnh giới ấy, bắt buộc Đường Tăng phải tu luyện để thăng hoa sinh mệnh, trút bỏ dơ bẩn để đạt đến sự thuần tịnh của thân tâm.

Hơn nữa, tu tâm đạo hạnh, Đường Tăng cần phải thoát khỏi bể khổ nhân gian, dĩ nhiên không thể một tấc đến trời. Nếu có đến được núi Linh Sơn, Phật Tổ cũng không thể công nhận.

Thế mới gọi là: 

"Nhược tương dong dịch đắc

Tiện tác đẳng nhàn khan"

Dịch nghĩa:

"Nếu có được quá dễ dàng

Người ta chỉ coi đó là vật xem những lúc rỗi nhàn".

Đường Tăng trải qua ma nạn để tu luyện.

Đường Tăng trải qua ma nạn để tu luyện.

Bài liên quan

Ngay chính Đường Tăng cũng từng nói với Tôn Ngộ Không trong hồi 20 rằng: "Con có thể dùng mẹo để tới đích lần này nhưng thiếu rèn luyện thì những chặng đường sau đó con không thể nào đi nổi. Ở đời vốn không có con đường tắt. Chúng ta chỉ có thể đi đúng hướng, đi hiệu quả để đỡ mệt nhọc. Đừng nghĩ đến việc đi đường ngang ngõ tắt".

Đi bộ 14 năm vì mục đích cao cả nhất: Truyền bá Phật pháp

Một lý do quan trọng không kém để thầy trò Đường Tăng đi bộ ròng rã suốt 14 năm là để truyền bá Phật pháp. Nếu một bước có được chân kinh thì cũng không thể giảng giải, dịch nghĩa, truyền bá đạo Phật cho thế gian.

Đường Tăng và bốn đồ đệ cần phải trải qua kiếp nạn mới được Phật Tổ công nhận.

Đường Tăng và bốn đồ đệ cần phải trải qua kiếp nạn mới được Phật Tổ công nhận.

Chính vì những lý do trên, thầy trò Đường Tăng phải từng bước khó nhọc, trải qua nhiều thử thách để có thể tìm đến chân kinh, trải qua đủ 81 kiếp nạn tìm đến đạo lí. Đây có thể xem là mục đích cao cả của con người.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm