Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/01/2020, 17:30 PM

'Bà tiên già' của trẻ vùng cao

Ở sân chơi của khu tập thể quân đội, ngõ số 8 phố Hoa Lư (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có một hình ảnh vô cùng quen thuộc, đó là một bà già cả ngày ngồi mải miết đan len. Từ đôi tay không nghỉ của mình, bà Huế đã đan được 1.500 chiếc mũ ấm để gửi tặng trẻ em nghèo vùng cao…

 >>Gieo mầm thiện

Bốn mùa… đan mũ

Bài liên quan

Trong cái nắng hao hao của mùa đông, bà Huế ngồi trên chiếc ghế đá ở sân chơi tập thể quân đội. Nói chuyện với tôi, tay bà vẫn thoăn thoắt móc những mũi đan điệu nghệ vào nhau. Không cần nhìn, nhưng tấm len trên tay vẫn dài ra, thành hình đều đặn mà không bao giờ bị nhầm một mũi nào.

Bà tâm sự: “Tôi biết đan len từ khi 17 tuổi, lúc tôi đó bắt đầu vào bộ đội (năm 1971), trong thời gian huấn luyện, tôi học được của các chị cùng đơn vị”. Vốn xuất thân từ gia đình lao động, với thời gian rèn luyện trong môi trường quân ngũ nên chẳng bao giờ bà Huế nghỉ tay. Khăn, mũ, áo… và hầu như tất cả những đồ len của bà và người thân đều do đôi bàn tay khéo léo của bà đan nên.

Từ đôi tay không nghỉ của mình, bà Huế đã đan được 1.500 chiếc mũ ấm để gửi tặng trẻ em nghèo vùng cao…

Từ đôi tay không nghỉ của mình, bà Huế đã đan được 1.500 chiếc mũ ấm để gửi tặng trẻ em nghèo vùng cao…

Mấy chục năm qua, biết bà khéo tay, những người ở trong khu tập thể cứ bảo nhau mua len rồi chuyển đến cho bà đan áo, mũ, khăn… “Tiếng lành đồn xa”, không ít người cũng tìm đến thuê bà đan khăn, áo. Khoảng 3 năm trở lại đây, do sức khỏe yếu, bà đã từ chối việc đan thuê và chỉ tập trung vào đan mũ ấm làm quà tặng cho học sinh vùng cao.

Bài liên quan

Bà nói: “Tôi xem tivi hay đọc báo cứ thấy cảnh trẻ em vùng cao co ro trong giá rét, không có áo ấm, mũ ấm để đội nên thương lắm. Từ đó tôi nghĩ đến việc sẽ tự tay đan những chiếc mũ len gửi tặng cho các cháu”.

Giọng đều đều, bà Huế kể tiếp: “Tôi chẳng nghĩ xa xôi gì, chỉ thấy giờ mình đã có tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt, vẫn còn đan được. Ban đầu, cứ mỗi kỳ lĩnh lương hưu, tôi lại trích ra 1 triệu đồng để đi mua len về đan. Khi nào đủ 100 cái mũ thì tôi lại đóng gói cẩn thận, rồi có đoàn từ thiện nào của Báo NTNN, hoặc phường, hay cá nhân đứng ra quyên góp thì tôi mang đi tặng”.

Nhẩm tính đến thời điểm này, số lượng mũ len bà Huế đan tặng cho trẻ em nghèo đã lên tới con số 1.500 chiếc. Nhưng chiếc mũ ấm mang theo tình yêu thương của “bà tiên già” ở Hà Nội đã sưởi ấm cho trẻ em ở rất nhiều tỉnh thành như: Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu… Sau này, biết bà Huế làm việc thiện nên có một số nhà hảo tâm đã tự mua len rồi mang đến để bà đan mũ cho trẻ em vùng cao.

Không chỉ được coi là “bà tiên già” của trẻ vùng cao, nhắc đến bà Trương Thị Huế nhiều người còn nhớ đến một phụ nữ bé nhỏ nhưng dẻo dai, chịu khó, ai nhờ gì cũng nhiệt tình giúp đỡ.

Không chỉ được coi là “bà tiên già” của trẻ vùng cao, nhắc đến bà Trương Thị Huế nhiều người còn nhớ đến một phụ nữ bé nhỏ nhưng dẻo dai, chịu khó, ai nhờ gì cũng nhiệt tình giúp đỡ.

Bài liên quan

Cũng vì đem mũ len lên vùng cao tặng cho trẻ em mà bà Huế đã có lần suýt… mất mạng. Bà kể: “Lần đó, tôi mang 300 cái mũ đi Đồng Văn (Hà Giang) cùng Hội Tích thiện để tặng cho các cháu vùng cao. Mọi chuyện rất thuận lợi, các cháu nhận được quà vui lắm. Hầu như đứa trẻ nào cũng đội ngay vào đầu, có cháu còn xin thêm mũ mang về cho em ở nhà vì em bé quá không đến trụ sở xã nhận quà được. Nhìn bọn trẻ ấm áp vì những cái mũ len của mình đan mà tôi quên hết mọi mệt mỏi, chỉ cầu trời  mình có đủ sức khỏe để đan được nhiều mũ hơn nữa cho những đứa trẻ này. Nhưng đó cũng là một chuyến nhớ đời, khi chiếc xe 7 chỗ của chúng tôi đang xuống dốc, đã đâm ra ta luy đường. May mà anh lái xe phanh kịp, chiếc xe khi đó đã treo nơi miệng vực, phải gọi xe khác đến kéo mới thoát được”.

Chuyến đi suýt bị lao xuống vực cũng làm bà sợ mất mấy hôm nhưng sau đó, hễ có người mời đi từ thiện là bà lại đóng tiền xe, tiền ăn và bọc  những chiếc mũ len xinh xắn do chính tay mình đan để lên đường, vượt dốc đến với các bản làng xa xôi, vất vả.

Việc gì cũng làm, cái gì cũng chia

Không chỉ được coi là “bà tiên già” của trẻ vùng cao, nhắc đến bà Trương Thị Huế nhiều người còn nhớ đến một phụ nữ bé nhỏ nhưng dẻo dai, chịu khó, ai nhờ gì cũng nhiệt tình giúp đỡ. Bà đùa, liệt kê thu nhập và công việc của bà có thời điểm đã thành danh sách khá dài: Ngoài lương hưu thượng úy bà có lương lao công ở Báo NTNN, bà làm đánh máy chữ, đan len thuê, nấu rượu, nuôi lợn…

Bài liên quan

Bà Huế kể: “Hồi trong quân đội, tôi làm quân nhân đánh máy cho các thủ trưởng ở Tổng cục Chính trị. Rất nhiều văn bản của bác Lê Khả Phiêu ký, tôi đều được phân công đánh máy và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Đến năm 1990, tôi về hưu với quân hàm thượng úy. Qua bạn bè giới thiệu, tôi vào làm hợp đồng đánh máy chữ ở Báo NTNN. Được một thời gian thì máy vi tính ra đời và dần thay thế máy đánh chữ trong việc làm báo. Cơ quan phân công tôi làm tạp vụ, hôm nào 5 giờ sáng tôi cũng có mặt ở cơ quan để dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn trưa cho mọi người trong tòa soạn”.

Bây giờ, ở tuổi 67, bà Huế vẫn là một cựu chiến binh nhiệt tình trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Tuổi đã cao nhưng bà vẫn hăng say làm việc xã hội với suy nghĩ, việc gì cũng làm miễn là còn đủ sức khỏe và nhận thấy có ích cho mọi người.

Chia sẻ về cuộc sống riêng tư, bà Huế cho biết: bà về hưu được 4 năm mới… lấy chồng. “Ông nhà tôi có đàn con riêng rồi, tôi thì không kịp có với ông ấy mụn con nào cả” - bà Huế buồn buồn tâm sự.

Thấy cô con gái riêng của chồng có hoàn cảnh khó khăn, bà đã cắt cho cô ấy phần đất rộng hơn ở căn hộ của mình. Bà chỉ giữ lại cho mình 10m2 đất nhỏ nhắn, rồi xây lên 3 tầng để ở. “Biết là ở thủ đô tấc đất, tấc vàng nhưng mình có lương hưu, lại đi làm thêm bao nhiêu năm cũng tiết kiệm được một khoản phòng thân lúc tuổi già. Ăn uống giờ có đáng bao nhiêu đâu, chia sẻ được cho người khác, một chút thôi cũng bớt cho họ nhiều khó khăn”- bà nói.

Bà không chỉ dùng bàn tay của mình để sưởi ấm những mái đầu em nhỏ nơi vùng cao, mà dùng cái tâm của mình giúp người khác giữa đời thường.

Theo Dân Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Gieo mầm thiện 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Gieo mầm thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

“Ngôi chùa khuyến học”, chắp cánh ước mơ của hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 13:30 27/03/2024

Ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây - chùa Viễn Quang (An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo độc đáo của bà con Khmer, mà còn bởi hoạt động cưu mang cả nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chùa cũng được biết đến với cái tên 'ngôi chùa cử nhân' hay 'ngôi chùa khuyến học'.

Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời cho bệnh nhi 4 tháng tuổi

Gieo mầm thiện 15:33 25/03/2024

Cháu bé Trịnh Quốc Bảo (4 tháng tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình mắc tim bẩm sinh đã được chữa lành và xuất viện vào ngày 21/3.

Xem thêm