Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/08/2022, 11:18 AM

Bài hát ‘Gánh mẹ’ và tranh cãi bản quyền lời hát

Cả ông Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem đều đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh mình mới là tác giả của phần lời trong bài hát "Gánh mẹ".

Chiều 14-4, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là nhà thơ Trương Minh Nhật và bị đơn là Công ty Lý Hải Production, ông Đoàn Đông Đức (tức nhạc sĩ Quách Beem).

Theo đơn khởi kiện, ông Trương Minh Nhật cho rằng ông là tác giả, đồng thời là chủ sở hữu của bài thơ Gánh mẹ. Tuy nhiên khi bộ phim Lật mặt 4 - Nhà có khách do Công ty Lý Hải Production (Công ty Lý Hải) sản xuất được công chiếu, ông Nhật phát hiện bài thơ Gánh mẹ của ông được sử dụng làm nhạc phim trong bộ phim này với thông tin người sáng tác là Quách Beem mà ông không hề hay biết. 

Theo ông Nhật, Công ty Lý Hải sử dụng bài thơ Gánh mẹ của ông trong phim Lật mặt 4 mà không xin phép, không trả tiền cũng như không nêu tên ông là tác giả là sử dụng trái phép, xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của ông.

Cầu nguyện mùa vu lan 

Ông Trương Minh Nhật - người khởi kiện nhạc sĩ Quách Beem và công ty của ca sĩ Lý Hải.

Ông Trương Minh Nhật - người khởi kiện nhạc sĩ Quách Beem và công ty của ca sĩ Lý Hải.

Từ đó, ông Nhật khởi kiện Công ty TNHH Lý Hải và ông Đoàn Đông Đức, yêu cầu công ty đảm bảo quyền nhân thân của ông với bài thơ Gánh mẹ; bồi thường thiệt hại là 825 triệu đồng; thỏa thuận với ông và thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho việc sử dụng bài thơ Gánh mẹ trong phim Lật mặt 4 sau ngày khởi kiện; xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với ông Đoàn Đông Đức, ông Nhật yêu cầu phải tạm ngưng việc khai thác bài thơ Gánh mẹ của ông trên mọi phương tiện, nền tảng; bồi thường thiệt hại 550 triệu đồng; buộc ông Đức phải đảm bảo quyền nhân thân của ông với bài thơ Gánh mẹ, khắc phục, sửa chữa thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. 

Tại phiên tòa, ông Đoàn Đông Đức vắng mặt và đã có lời khai không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn. 

Phía Công ty Lý Hải cũng khẳng định không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn. Bởi trong phim Lật mặt 4, Công ty Lý Hải không sử dụng bài thơ mà chỉ sử dụng tác phẩm âm nhạc của ông Đoàn Đông Đức và khi sử dụng đã ký hợp đồng dịch vụ với ông Đức. Trong khi ngày 26-3-2019 ông Đức đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đến ngày 24-4-2019 được cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ.

Tại tòa, ông Trương Minh Nhật cho rằng ông sáng tác bài thơ Gánh mẹ vào khoảng tháng 2-2014, khi mẹ ông nhập viện và ông là người trực tiếp chăm nuôi mẹ.

Tựa đề bài thơ “Gánh mẹ” được ông Nhật lấy từ hình ảnh là đôi quang gánh của mẹ mình. Hình ảnh gánh hàng rong gắn liền với người mẹ tảo tần lo lắng cho ông từ trước đến nay. Đến khi nhìn thấy mẹ trên giường bệnh trong cơn thập tử nhất sinh, cảm xúc thơ văn trong ông dâng trào và viết ra những câu thơ để xin gánh lại tất cả những gì mẹ đã trải qua lâu nay.

Ông ghi nhớ trong đầu ý thơ và ghi lại bằng tay bản nháp 4 câu thơ đầu. Sau đó, ngày 13-6-2014, sau 4 tháng ông đăng toàn bộ bài thơ lên Facebook.

Ca khúc 'Gánh mẹ' do nhạc sĩ Quách Beem ký bút ngày 25/10/2013.

Ca khúc "Gánh mẹ" do nhạc sĩ Quách Beem ký bút ngày 25/10/2013.

Luật sư Phan Vũ Tuấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nhật, cho rằng bài thơ được sáng tác vào năm 2014 xuất phát từ lòng kính yêu mẹ, ông ghi nháp 2 câu thơ trên trang bìa của y lệnh. Ngày 13-6-2014, ông Nhật đăng toàn bộ bài thơ lên Facebook và được nhiều người chia sẻ. Quyền tác giả được phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo.

Luật sư cũng cho rằng ông Nhật đã chứng minh được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này và ông Đức chưa bao giờ thừa nhận lời bài hát này là của ông. Ông Đức đã lấy lời thơ của ông Nhật để làm bài hát Gánh mẹ, sau đó gặp ông Nhật để làm bài Gánh mẹ 2, lời thơ do ông Nhật chấp bút.

Tháng 9-2019, ông Nhật phát hiện bài thơ Gánh mẹ được phổ nhạc, tháng sau ông Nhật yêu cầu ông Đức đến gặp mình. Tại đây, ông Đức đã xin lỗi ông Nhật vì sử dụng bài thơ mà chưa xin phép. Ông Nhật yêu cầu đính chính thông tin mình mới là tác giả của bài thơ. Nhưng sau buổi gặp mặt, phía ông Đức tắt máy.

Ca khúc 'Gánh mẹ' của Quách Beem đã được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả vào năm 2019.

Ca khúc "Gánh mẹ" của Quách Beem đã được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả vào năm 2019.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Lý Hải, cho rằng phía nguyên đơn không có bằng chứng phim Lật mặt 4 sử dụng bài thơ Gánh mẹ, mà chỉ sử dụng âm nhạc của ông Đoàn Đông Đức. Khi Công ty Lý Hải ký hợp đồng sử dụng ca khúc với Quách Beam, không có bất kỳ tranh chấp quyền tác giả nào liên quan đến ca khúc này.

Nguyên đơn cũng không yêu cầu xác định mình là tác giả hay đồng tác giả của ca khúc Gánh mẹ và cũng không chứng minh được thiệt hại do bị xâm phạm.

Đại diện Công ty Lý Hải cho rằng công ty này chỉ sử dụng bài hát Gánh mẹ chứ không sử dụng lời thơ Gánh mẹ. Giữa thơ và nhạc thể hiện rất khác nhau, thơ thể hiện bằng chữ còn nhạc thể hiện bằng nốt nhạc. 

Nhạc sĩ Quách Beem.

Nhạc sĩ Quách Beem.

Ngày 25/4, TAND TP HCM xử sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nhật; công nhận ông Nhật là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học bài thơ Gánh mẹ. Đồng thời ông Nhật là chủ sở hữu quyền tác giả phần lời của tác phẩm âm nhạc cùng tên.

Từ đó, tòa buộc công ty của ca sĩ Lý Hải phải đảm bảo quyền nhân thân cho ông Nhật đối với bài thơ Gánh mẹ - nêu tên ông Nhật trong phần tác giả của bài thơ dùng trong phim Lật mặt 4 - Nhà có khách và tất cả các bài viết, trang thông tin công bố có liên quan.

HĐXX cũng buộc nhạc sĩ Quách Beem phải tạm ngừng khai thác phần lời của bản nhạc Gánh mẹ trên mọi phương tiện và nền tảng. Nhạc sĩ phải khắc phục, sửa chữa thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký với Cục bản quyền tác giả về việc mình không phải tác giả của bài thơ. Ngoài ra, nhạc sĩ này phải bồi thường cho ông Nhật hơn 120 triệu đồng thiệt hại vật chất, tinh thần và chi phí thuê luật sư.

Vụ tranh chấp trở nên lùm xùm suốt một thời gian dài, nhiều tranh cãi “tay đôi” của hai bên đã diễn ra trên mạng xã hội. Cả ông Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem đều khẳng định họ mới chính là tác giả duy nhất của “Gánh mẹ”.

Điểm yếu của nhà thơ Trương Minh Nhật là ông không đăng ký bản quyền tác phẩm, vì bấy lâu nay nhà thơ sáng tác có mấy ai đăng ký bản quyền. Trong khi đó nhạc sĩ Quách Beem lại có đủ thế mạnh về chiếc giấy bản quyền bài hát. Một cuộc phân tích ngữ nghĩa ca từ, thể thơ đã được đưa ra cũng chỉ để tìm tác giả cho bài thơ đó. Rất may sau 3 năm mòn mỏi theo kiện, ông Trương Minh Nhật cũng đã khẳng định được chủ quyền tác giả cho bài thơ của mình.

Không nặng nề đòi quyền lợi vật chất sau vụ kiện, điều nhà thơ Trương Minh Nhật bằng lòng với sự thật được chứng minh, bài thơ được trả về với chính chủ. Thắng lợi của vụ kiện cũng là niềm vui của giới văn chương, cũng là bài học để cho các tác giả sáng tạo cần chú ý hơn việc đăng ký bản quyền sáng tác, để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ. 

Bài hát Gánh mẹ do ca sĩ Hồ Hoàng Yến trình bày.

LỜI BÀI HÁT 

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con

Cho con gánh mẹ đầu non

Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời

Ngày xưa mẹ gánh à ơi

Con xin gánh lại những lời mẹ ru

Đường đời sương gió mịt mù

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan

Để con gánh mẹ đừng can

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai

Cho con gánh cả tháng dài

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay

Cho con gánh cả đôi vai

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy

Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao

Mẹ ơi sông biển dạt dào

Con sao gánh hết công lao một đời

Bông hồng cài áo đúng nơi

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la

Cho con gánh lại mẹ già

Để sau người gánh chính là con con

Cho con gánh mẹ một lần

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con

Cho con gánh mẹ đầu non

Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời

Ngày xưa mẹ gánh à ơi

Con xin gánh lại những lời mẹ ru

Đường đời sương gió mịt mù

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan

Để con gánh mẹ đừng can

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai

Cho con gánh cả tháng dài

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay

Cho con gánh cả đôi vai

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy

Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao

Mẹ ơi sông biển dạt dào

Con sao gánh hết công lao một đời

Bông hồng cài áo đúng nơi

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la

Cho con gánh lại mẹ già

Để sau người gánh chính là con con

Cho con gánh cả đôi vai

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy

Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao

Mẹ ơi sông biển dạt dào

Con sao gánh hết công lao một đời

Bông hồng cài áo đúng nơi

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la

Cho con gánh lại mẹ già

Để sau người gánh chính là con con

Để sau người gánh chính là con con

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm