Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 17/02/2020, 08:46 AM

Bái Sám để làm gì?

“Bái Sám” thường thường chúng ta hay gọi là “Lễ Sám”, đó chính là lễ bái chư Phật, Bồ Tát, sám hối hết thảy tội lỗi.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Cử chỉ lời nói hành động của mỗi chúng ta, nếu quan sát một cách cẩn thận kỹ lưỡng, thì có thể nói chúng ta luôn luôn phạm tội, tạo nghiệp ác cho chính bản thân mình. Vì thế việc sinh tử luân hồi đều do nghiệp lực của chính chúng ta lôi kéo dẫn đi các ngả. Nếu như kiếp ở đời quá khứ không từng tạo tội nghiệp, thì kiếp này ắt không sinh làm người phàm phu bần tiện, kiếp này chúng ta đoạn trừ hết tất cả các tội nghiệp, thì lập tức nhập vào cảnh giới của các bậc thánh nhân.

Người phàm phu sống một cuộc đời đầy dẫy những khổ não và phiền muộn, đối với những tội nghiệp mang lại ở đời quá khứ không làm sao hóa giải nổi, tội nghiệp đã tạo trong kiếp hiện tại cũng không làm sao hóa giải nổi. Từ nay về sau mong muốn không tạo tội nữa, nhưng liệu có làm được không, có thực hiện được không? Cho nên Đức Phật vĩ đại của chúng ta, với lòng đại từ bi thương xót phàm phu chúng sinh mà nói một pháp môn Sám hối tội nghiệp.

Từ nay về sau mong muốn không tạo tội nữa, nhưng liệu có làm được không, có thực hiện được không? Cho nên Đức Phật vĩ đại của chúng ta, với lòng đại từ bi thương xót phàm phu chúng sinh mà nói một pháp môn Sám hối tội nghiệp.

Từ nay về sau mong muốn không tạo tội nữa, nhưng liệu có làm được không, có thực hiện được không? Cho nên Đức Phật vĩ đại của chúng ta, với lòng đại từ bi thương xót phàm phu chúng sinh mà nói một pháp môn Sám hối tội nghiệp.

Phía trước nói việc tụng kinh là khiến cho chúng ta lấy Phật Pháp làm tấm gương sáng, để quán chiếu bản thân mình. Bây giờ nói về việc sám hối, đó chính là đức Phật dạy chúng ta đem chính “Tâm” của bản thân mình, rửa ở trong bể nước Phật Pháp. Công dụng của việc “Bái Sám” chính là quét dọn rửa lau cái “Tâm” đang bị nhiễm ô dơ bẩn đầy tội lỗi của mỗi chúng ta.

Do đó mà đối trước tượng Phật sám hối, không phải là cầu xin Đức Phật xá tội, mà là cầu Phật chứng minh, đối trước Phật nói ra hết thảy tội lỗi của mình đã làm, hạ quyết tâm từ này không phạm vào những tỗi lỗi ấy nữa. Có lỗi đối với người gọi là “Sám”, nhận lỗi của chính bản thân mình gọi là “Hối”. Chư Phật, Bồ Tát là những con người vĩ đại đầy lòng thương yêu thanh tịnh đối với hết thảy chúng sinh một cách tròn đầy. Các Ngài cũng mong muốn chúng ta trở thành những bậc thánh nhân, cũng có lòng từ bi thương yêu chúng sinh một cách tròn đầy như các Ngài không khác. Nhưng chúng ta lại tự mình tạo tác, tự mình gánh lấy quả bảo tội nghiệp do chính bản thân mình gây ra, luẩn quẩn loanh quanh không biết đâu là bến bờ, cho nên cần phải sám hối. Chúng ta bái sám cũng như chúng ta đang gột rửa cái tâm tội lỗi của chính bản thân mình, cũng như đãi cát tìm vàng, một chút một chút loại bỏ cát đi, thì vàng sẽ hiện ra. Chúng ta sám hối trước tượng chư Phật, Bồ Tát mỗi ngày mỗi ngày, dần dần tội nghiệp sẽ được tiêu trừ, cái tâm thanh tịnh giải thoát dần dần sẽ hiện ra.

Ở trong Đại Thừa Phật giáo có rất nhiều các nghi thức sám hối, đều do chư vị Tổ Sư căn cứ ở trong kinh Phật mà biên tập thành. Thịnh hành nhiều nhất như Lương Hoàng Bảo Sám, Tam Muội Thủy Sám, Đại Bi Sám, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Địa Tạng Sám, Thiên Phật Sám…

Ở trong Đại Thừa Phật giáo có rất nhiều các nghi thức sám hối, đều do chư vị Tổ Sư căn cứ ở trong kinh Phật mà biên tập thành. Thịnh hành nhiều nhất như Lương Hoàng Bảo Sám, Tam Muội Thủy Sám, Đại Bi Sám, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Địa Tạng Sám, Thiên Phật Sám…

Ở trong Đại Thừa Phật giáo có rất nhiều các nghi thức sám hối, đều do chư vị Tổ Sư căn cứ ở trong kinh Phật mà biên tập thành. Thịnh hành nhiều nhất như Lương Hoàng Bảo Sám, Tam Muội Thủy Sám, Đại Bi Sám, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Địa Tạng Sám, Thiên Phật Sám… Từ xưa đến nay, những người tu theo pháp sám này đều có rất nhiều sự linh ứng mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, đích thị là “Công bất đường quyên”.

Cho nên việc bái sám tốt nhất là chính bản thân chúng ta phải đi làm, nếu như bản thân mình chưa biết hết nghi thức cách bái, hay là tự cảm nhận thấy mình bái cũng chưa đủ, thì liền lễ thỉnh chư Đại Đức Tăng Ni đến cùng với mình để lễ bái, hoặc là thay cho chư vị vong linh mà lễ sám, tự nhiên sẽ có công đức, còn các ý nghĩa và đạo lý khác thì cũng giống như việc tụng kinh.

Trích sách " Việc lớn nhất của đời người" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm