Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/01/2019, 20:00 PM

Bí mật 400 năm về sự tu hành của thiền sư Chuyết Chuyết và nhục thân của Ngài tại chùa Phật Tích

Đã ngót 400 năm trôi qua kể từ ngày vị thiền sư người Trung Quốc viên tịch trong một ngôi chùa cổ ở Việt Nam, cuộc đời cũng như những bí mật tu hành của ngài vẫn còn vô vàn ẩn số… Nay ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh, đang lưu giữ nhục thân của Ngài và vô vàn các câu chuyện kỳ bí khác.

> BÍ ẨN NHỤC THÂN CỦA CÁC VỊ THIỀN SƯ

Đứng trên núi Tiêu Sơn (nơi có ngôi chùa Tiêu và nhục thân thiền sư Như Trí) phóng tầm mắt qua những làng mạc, thấy núi Tiên (còn gọi là núi Lạn Kha, núi Phật Tích) như một tảng đá của thiên đàng đánh rơi. 

Xung quanh ngọi núi thuộc huyện Tiên Du (Bắc Ninh) này, có rất nhiều huyền thoại liên quan đến tiên giới, trong đó có chuyện Từ Thức gặp tiên, rồi chuyện chàng tiều phu Vương Chất vào rừng đốn củi gặp hai ông tiên chơi cờ trên núi.

bi an nhuc than su Chuyet

bi an nhuc than su Chuyet

Vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thiền của bức tượng Phật A-di-đà khổng lồ được tạc bằng đá màu xanh ngọc nguyên khối tại chùa Phật Tích, nơi lưu giữ Nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết

Vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thiền của bức tượng Phật A-di-đà khổng lồ được tạc bằng đá màu xanh ngọc nguyên khối tại chùa Phật Tích, nơi lưu giữ Nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết

Chùa Phật Tích trên núi Tiên xây dựng vào thời Lý, năm Thái Bình thứ 4 (1057) với rất nhiều tòa ngang, dãy dọc.

Tôi chợt rùng mình bởi vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thiền của bức tượng Phật A-di-đà khổng lồ được tạc bằng đá màu xanh ngọc nguyên khối. Theo sử liệu, năm 1066, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng một ngôi tháp cao đến nỗi đứng ở kinh thành Thăng Long vẫn nhìn thấy. Đến đời Trần, tháp đổ, lộ ra pho tượng tuyệt đẹp này. Khi ấy, toàn bộ pho tượng được dát vàng óng ánh.

Chùa Phật tích linh thiêng

Chùa Phật tích linh thiêng

Du khách đứng lại dưới những tán cây rợp bóng, ngắm 10 pho tượng thú gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa mỗi loại hai con. Những pho tượng đều được tạc bằng đá xanh nguyên khối.

Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong tháp Báo Nghiêm. 

Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong tháp Báo Nghiêm. 

Đứng trên đỉnh non Tiên, nhìn ra tứ phía, chỉ biết mượn mấy câu thơ của tác gia Nguyễn Trãi khi ông về thăm và vịnh cảnh chùa: “Bóng xế thuyền con buộc/ Vội lên lễ Phật đài/ Mây về giường sãi lạnh/ Hoa rụng suối hương trôi/ Chiều tối vượn kêu rộn/ Núi quang, trúc bóng dài/ Ở trong dường có ý/ Muốn nói bỗng quên rồi”. 

Lạc giữa rừng tháp đá và gạch nung gồm 32 ngôi, phần lớn được dựng từ thế kỷ 17, nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì chùa, tôi chợt như nghe đâu đây tiếng mõ kêu lốc cốc đều đặn vang ra từ các am tháp. 

Rừng tháp đá và gạch nung gồm 32 ngôi, phần lớn được dựng từ thế kỷ 17, nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì chùa và nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết

Rừng tháp đá và gạch nung gồm 32 ngôi, phần lớn được dựng từ thế kỷ 17, nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì chùa và nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết

Chỉ có những am tháp, những linh vật bằng đá khổng lồ, pho tượng Phật nặng nhiều tấn cùng một số cổ vật khác đào được từ lòng đất trong những lần khai quật là những gì ít ỏi còn lại của một thời vàng son. Toàn bộ ngôi chùa đã bị ngọn lửa thiêu rụi vào năm 1947. 

Thượng toạ Thích Đức Thiện là người trụ trì ngôi chùa này sau nửa thế kỷ vắng tiếng kinh kệ. Đại đức về trụ trì từ năm 2002 sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ. 

Đại đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích kể về Thiền sư Chuyết Chuyết

Đại đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích kể về Thiền sư Chuyết Chuyết

Sinh ra tại Bắc Ninh, cái nôi của văn hóa Phật giáo, lại dành cả đời nghiên cứu Phật giáo, nên mọi thông tin về ngôi chùa cổ này Đại đức đều nắm rất rõ.

Lạc giữa “rừng mộ tháp” nghe chuyện thiền sư Chuyết Chuyết, mà thấy vẻ đẹp giản dị, song vô cùng bí ẩn và huyền diệu của Phật pháp.

Thiền sư Chuyết Chuyết sinh năm 1590, tại Tiệm Sơn (huyện Hải Trừng, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), nay thuộc thành phố Dương Châu. Sư mang họ Lý, tên Thiên Tộ.

Truyền rằng, Thiên Tộ nằm trong bụng mẹ quá 9 tháng 10 ngày rất lâu mới ra đời.

Tuổi thơ của Lý Thiên Tộ cực kỳ đau khổ. Bố mẹ mất sớm, Thiên Tộ phải ở với chú. Dù còn nhỏ đã mất cả cha và mẹ cuộc sống nghèo khổ, song Thiên Tộ thông minh xuất chúng, học thông cả ngũ kinh tứ thư.

Tuy nhiên, người chú không nuôi nổi, nên năm Thiên Tộ 15 tuổi, ông gửi vào chùa Tiệm Sơn. Khi được chú dắt đến chùa, trưởng lão Tiệm Sơn hỏi: “Ngươi định tạo sự nghiệp gì mà tìm về cửa Phật?”, Thiên Tộ thưa: “Giúp vua cứu dân”.

Sau khi luận về công danh, trưởng lão Tiệm Sơn thấy cậu bé còn ham danh lợi, song rất thông minh, nên đồng ý cho Thiên Tộ xuất gia, rồi giữ lại chùa để truyền dạy cho tỉnh ngộ. Thiên Tộ có pháp danh Viên Văn.

Biết kiến thức Phật giáo của mình không đủ để dạy Viên Văn, hòa thượng chùa Tiệm Sơn đã gửi sư cho hòa thượng Tăng Đà Đà ở Nam Sơn.

Sau khi luận về Phật pháp, hòa thượng Đà Đà nói với tăng ni trong chùa: “Ngày khác ta sẽ nhường chỗ cho kẻ này, y sẽ bước khỏi đầu sào trăm trượng”. Biết rằng sư Viên Văn là một người xuất chúng, nên truyền hết yếu chỉ tâm tông cho sư.

nhuc than su Chuyet Chuyet 6

Tuy nhiên, người chú không nuôi nổi, nên năm Thiên Tộ 15 tuổi, ông gửi vào chùa Tiệm Sơn. Khi được chú dắt đến chùa, trưởng lão Tiệm Sơn hỏi: “Ngươi định tạo sự nghiệp gì mà tìm về cửa Phật?”, Thiên Tộ thưa: “Giúp vua cứu dân”.

Sau khi luận về công danh, trưởng lão Tiệm Sơn thấy cậu bé còn ham danh lợi, song rất thông minh, nên đồng ý cho Thiên Tộ xuất gia, rồi giữ lại chùa để truyền dạy cho tỉnh ngộ. Thiên Tộ có pháp danh Viên Văn.

Biết kiến thức Phật giáo của mình không đủ để dạy Viên Văn, hòa thượng chùa Tiệm Sơn đã gửi sư cho hòa thượng Tăng Đà Đà ở Nam Sơn.

Sau khi luận về Phật pháp, hòa thượng Đà Đà nói với tăng ni trong chùa: “Ngày khác ta sẽ nhường chỗ cho kẻ này, y sẽ bước khỏi đầu sào trăm trượng”. Biết rằng sư Viên Văn là một người xuất chúng, nên truyền hết yếu chỉ tâm tông cho sư.

Chỉ một thời gian ngắn theo hòa thượng Đà Đà, sư Viên Văn đã đắc pháp, đi giáo hóa mười phương. Danh tiếng của ngài vang danh khắp thiên hạ, khiến học giả đương thời đều kính trọng.

Năm 18 tuổi, sư Viên Văn sang Campuchia hoằng pháp ròng rã 16 năm, được quốc vương xứ này quan tâm đặc biệt.

Năm 1623, ngài sang vùng Quảng Nam thuyết pháp, nhận thiền thư Minh Hành làm đệ tử.

Đến năm 1633, ngài cùng đệ tử đến kinh thành Thăng Long. Sau khi yết kiến vua Lê và chúa Trịnh, ngài được mời về trụ trì chùa Khán Sơn ở Thăng Long để giảng dạy Phật pháp. Từ đó, ngài được gọi là Chuyết Công hoặc Chuyết Chuyết.

Sau đó khoảng một năm, hòa thượng Chuyết Chuyết đi về chùa Phật Tích, trụ trì tại ngôi chùa cổ này. Tuy nhiên, sau đó, chúa Trịnh Tráng cho trùng tu chùa Bút Tháp, nên lại mời sư về trụ trì, giảng đạo ở ngôi chùa này cho đến khi viên tịch.

Đã gần 400 năm trôi qua kể từ ngày vị thiền sư người Trung Quốc này viên tịch trong một ngôi chùa cổ ở Việt Nam, cuộc đời cũng như những bí mật tu hành của ngài vẫn còn vô vàn ẩn số… Hiện nay nhục thân của Ngài ở tại chùa Phật Tích. Cụ thể thế nào, xin theo dõi tiếp bài sau.

|Còn tiếp|

Phạm Ngọc Dương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm