Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/05/2024, 13:18 PM

Bồ đề - lời nhắc nhở của quá khứ thẳm sâu về sự tỉnh thức

Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo, trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật tử từ khi đức Phật nhập Niết Bàn cho đến ngày nay.

Cũng do vậy cây bồ đề, lá bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo. Bồ đề - cái tên ấy được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt đạo lý. Mà sống trong cõi đời này, không có sự tỉnh thức, con người sẽ lao theo những lầm tưởng, u mê. Và không có lối ra, người ta cứ bị lạc mãi trong cả khu rừng u mê, lầm tưởng ấy. 

Từ kiến trúc tuyệt mỹ

Theo từ điển mở Wikepedia, bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (tên khoa học là Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Bồ đề  là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.

Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm  ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì bồ đề có nghĩa là Giác ngộ.

Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây bồ đề rất lớn tại chùa Đại Bồ đề (Mahābodhi) tại Bồ đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar của Ấn Độ. Đây là con của cây bồ đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.

Theo từ điển mở Wikepedia, bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (tên khoa học là Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Theo từ điển mở Wikepedia, bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (tên khoa học là Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vì thế hình tượng lá bồ đề (hay còn gọi là lá đề) trong Phật giáo cũng trở thành một hình ảnh quen thuộc với nhiều người Việt. Đặc biệt trong kiến trúc thời Lý – một giai đoạn lịch sự mà Phật giáo phát triển rất thịnh vượng, trở thành quốc giáo - hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề trong kiến trúc thời Lý được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp, cung điện. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Theo các nghiên cứu về kiến trúc thời Lý, để thực hiện một lá bồ đề gắn phượng, 40 nghệ nhân thời Lý phải thay phiên nhau chạm khắc trong hai ngày. Đến phiên của mình, mỗi nghệ nhân chỉ được phép thực hiện công việc trong khoảng 10 phút để đảm bảo sự tập trung cao độ nhất cho tác phẩm...

Đến bài học về sự tỉnh thức

Trong những lần tìm đọc tài liệu về Phật giáo nói chung và về hình tượng lá đề trong Phật giáo nói riêng, người biên soạn bài này đã gặp bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2014. Bài viết rất hay về sự tỉnh thức của con người, gắn liền với hai chữ tiếng Phạn là Bodhi – bồ đề. 

“Bồ đề, cái tên ấy được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt đạo lý. Nếu không có sự giác ngộ dưới gốc bồ đề ở Bod Gaya thì chúng ta không có Đức Phật; không có một tôn giáo lớn thế đã tồn tại hơn 2500 năm mà những giáo lý của Phật đã làm thay đổi thế giới, thay đổi lịch sử, thay đổi cuộc đời của biết bao con người.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dưới cội bồ đề.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dưới cội bồ đề.

Đúng là như vậy, sự tỉnh thức bao giờ cũng quan trọng biết bao trong đời sống của chúng ta. Cho nên, giữ chiếc lá bồ đề từ Bod Gaya, với tôi, là sự nhắc nhở mình về sự tỉnh thức. Không có sự tỉnh thức, con người sẽ lao theo những lầm tưởng, u mê. Và không có lối ra, người ta cứ bị lạc mãi trong cả khu rừng u mê, lầm tưởng ấy. 

Sự tỉnh thức, không phải chỉ là những điều lớn lao như kiểu Đức Phật đã ngộ ra chân lý, sau bao tháng năm dài miệt mài tu tập theo trường phái khổ hạnh mà không đạt mục đích gì, không thể lý giải nổi câu hỏi vẫn đau đáu từ khi Người còn là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con trai của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da của kinh thành Ca Tì La Vệ xưa kia, rằng tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ?

Nguồn gốc của những khổ đau ấy là gì? Và làm thế nào để giải thoát được mọi kiếp nhân sinh? Sự tỉnh thức trong mỗi con người của cuộc sống đời thường giản dị mà không hề đơn giản. Tỉnh thức để nhận ra mình. Tỉnh thức để điều chỉnh mình. Tỉnh thức để không lầm đường lạc lối. Tỉnh thức để biết mình sẽ phải làm gì trong biết bao những việc cần làm và muốn làm trước mắt. Tỉnh thức để biết nhìn nhận thế giới này…

Có lẽ, điều khó nhất trong sự tỉnh thức là để nhận ra mình. “Ta là ai?”, câu hỏi này đã từng day dứt những nhà triết học minh triết nhất khắp đông, tây, kim, cổ. Bản chất của con người không phụ thuộc vào những gì ngoài họ. Không phụ thuộc vào vị trí mà họ đang đứng.

Không phụ thuộc vào những “vật ngoại thân” họ đang có trong tay. Nhưng tiếc thay, thật ít người nhận ra điều ấy. Thật nhiều người lầm tưởng về giá trị của mình và giá trị của những kẻ xung quanh…  Ngay cả khi tay đã “chót nhúng chàm”, con người ta vẫn rất cần sự tỉnh thức để không tiếp tục lao mãi vào ngõ tối. Có tỉnh thức mới nhìn thấy tội lỗi.

Có tỉnh thức mới nhìn thấy đường quang. Và có tỉnh thức thì mới tránh xa được bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu độc ác, dối lừa vẫn hàng ngày hàng giờ giăng giăng trước mắt. Mỗi bước chân chúng ta đặt trên đường đời mênh mông này, làm sao lựa được chỗ sạch sẽ mà đi là điều không đơn giản. Nhiều khi, chỗ sạch sẽ lại đầy những chông gai lởm chởm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm