Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/11/2022, 08:04 AM

Bồ Tát giữa đời thường

Trong cuộc sống đời thường, những con người chân tu, thạc đức ấy được xem là Bồ tát thị hiện ở thế gian, bởi lẽ, “Bồ tát không nhất thiết phải có thần thông, thân tướng trang nghiêm, với thân bình thường của người phàm phu chúng ta cũng có thể thực hành hạnh nguyện của Bồ tát”.

Bồ Tát” là từ viết tắt, dịch âm tiếng Phạn là Bodhi-sattva. Bodhi (Bồ đề) có nghĩa là ‘giác ngộ’, sattva (tát đỏa) nghĩa là hữu tình, ‘Bồ đề tát đỏa’ có nghĩa là giác hữu tình, nghĩa là Bồ tát không những tự mình đã giác ngộ, mà còn đem sự giác ngộ đó làm lợi ích cho chúng sanh, đưa đến sự an vui, giải thoát. Thế nhưng khi nói đến Bồ Tát, người ta thường nghĩ ngay đến những bậc thần thánh siêu nhiên có thần thông biến hóa mà người trần mắt thịt không thể nhìn thấy hay với tới được. Mấy ai biết rằng Bồ Tát mà chúng ta đang sùng bái, vái lạy khẩn cầu thật ra luôn hiện hữu ở thế gian qua các hình thức khác nhau. 

Thiết nghĩ, Bồ Tát thuộc hàng tại gia hay xuất gia? Có người ta cho rằng: tu sĩ không hiểu được nổi khổ mưu sinh, không sống đời vợ chồng sao dạy được con người trần thế. Thật vậy, khi nhắc đến tu sĩ, người ta luôn mặc định đó là bậc thầy mô phạm về đạo đức, từ hình thức đến lời nói, nhất cử nhất động đều được người đời chú ý và đánh giá theo quy chuẩn nhất định. Cho nên, việc hành đạo gặp không ít hạn chế, bất cập nhưng các vị Bồ Tát thì khác, chẳng có chuẩn mực nào bó buộc hình tướng của họ, với sự biến hóa khôn lường, Bồ Tát thuận lợi ẩn mình khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, dù người giàu hay kẻ nghèo, bậc trí hay người ngu… Bồ Tát đều hiện thân tùy theo căn cơ mà hóa độ. Bằng phương tiện biến hóa thiện xảo Bồ Tát dễ dàng đến gần với chúng sanh, hòa nhập vào cuộc đời nhưng không bị dục vọng thế gian cám dỗ, trói buộc. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lầm tưởng Bồ Tát phải là hàng cư sĩ. Phải hiểu rằng, hạnh nguyện độ sanh của Bồ Tát là vô tận, dùng vô ngã, vị tha và lòng từ bi lăn xả vào cuộc đời, “chúng ta phải nhận thức rõ ràng: tên gọi Bồ tát phù hợp với sự thật công hạnh của họ, Bồ tát rất là vĩ đại! Điều vĩ đại nhất là họ không suy nghĩ vì cá nhân, lấy việc lợi tha làm tự lợi”.

Ví như vào thời loạn lạc, binh đao, các nhà sư “cởi cà sa khoác chiến bào”, góp phần vào công cuộc bảo vệ nước nhà hay thiền sư Vạn Hạnh là Quốc sư, tham vấn quân sự, dùng mưu lược đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhưng khi đất nước thanh bình, Ngài rủ bỏ danh vọng vào chùa gõ mỏ tụng kinh. Ngoài ra còn có Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để kêu gọi sự can thiệp của thế giới, chống lại chế độ đàn áp tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, nói lên tiếng lòng của dân tộc.

Người không xuất hiện trên toà sen uy nghiêm, không xuất hiện với hào quang rực rỡ. Người xuất hiện bình dị thôi với màu áo hoại sắc, chiếc áo mưa và đôi ủng lội trong mưa lũ nhưng mang theo đó là tấm lòng Bồ tát to lớn. Ảnh: Hoà thượng Thích Viên Thanh

Người không xuất hiện trên toà sen uy nghiêm, không xuất hiện với hào quang rực rỡ. Người xuất hiện bình dị thôi với màu áo hoại sắc, chiếc áo mưa và đôi ủng lội trong mưa lũ nhưng mang theo đó là tấm lòng Bồ tát to lớn. Ảnh: Hoà thượng Thích Viên Thanh

Trong cuộc sống đời thường, những con người chân tu, thạc đức ấy được xem là Bồ tát thị hiện ở thế gian, bởi lẽ, “Bồ tát không nhất thiết phải có thần thông, thân tướng trang nghiêm, với thân bình thường của người phàm phu chúng ta cũng có thể thực hành hạnh nguyện của Bồ tát”. Thực tế, cũng có những bậc phá tướng, không câu nệ hình thức, buộc mình giới luật như Tế Điên Hòa thượng, hằng ngày rượu thịt nhưng tâm thanh tịnh, bất nhiễm “trà đình tửu điếm vô phi thanh tịnh đạo tràng”. Phải biết rằng, những vị Bồ tát luôn tùy thuận căn cơ, nghiệp duyên của chúng sanh mà tùy hiện hóa độ, không từ mọi thức, chẳng ngại khó khăn, gian khổ, “nhưng đều có mục đích chung là giúp cho người giác ngộ và giải thoát, giống như chức năng của mọi loài thuốc là chữa bệnh, nhưng có nhiều chứng bệnh khác nhau, cho nên chức năng của mỗi loại thuốc cũng khác nhau, tùy bệnh mà cho thuốc”. 

Có thể thấy, Bồ tát thường du hành trong nhân gian, thể hiện muôn hạnh, sử dụng vô số thân tướng khác nhau, sẵn sàng bố thí đầu, mắt, tủy não, quốc gia, của cải, vợ con, đều bố thí với tâm hoan hỷ. Tuy sống trong xã hội nhưng không bị ô nhiễm bởi bụi trần, tự mình tịnh hóa, tự mình giác ngộ và độ người đồng giải thoát, giống như hoa sen, sinh ra từ bùn nhưng không nhiễm mùi bùn, tự mình tỏa hương và lan tỏa hương thơm bay xa. Vậy nên, sống ở trên đời, dù trong trường hợp nào chúng ta không nên xem thường hay chê bai bất kỳ ai, vì mỗi người đi qua cuộc đời ta ít nhiều đều đáng để ta học hỏi và biết đâu họ chính là Bồ Tát đang thị hiện giữa đời thường để thử thách chúng ta. 

(*) Bài dự thi của tác giả Nguyễn Thị Thủy Tiên; Pháp danh: TN Thuần Giới - học viên Thạc sĩ khóa 4 tại TP. HCM ; Địa chỉ: Chùa Châu Phong, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm