Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/06/2023, 08:55 AM

7 cách bố thí không tốn tiền

Bố thí là một trong 6 hạnh tu của người học Phật. Dù bạn không theo đạo thì cũng cần cho đi và nếu bạn không có điều kiện về tiền bạc của cải thì bạn vẫn có thể cho đi, làm phước theo những gợi ý sau.

Đây là cách Diệu Tâm hiểu về 7 cách bố thí mà Đức Phật đã dạy và muốn diễn giải theo cách phổ thông hướng đến những người chưa biết đạo có thể dễ hiểu hơn.

Bạn hãy nghĩ về việc ai cũng có những khả năng riêng và ai cũng có những giá trị riêng. Thế nên dù bạn không có tiền bạn vẫn có thể bố thí, thực hành hạnh bố thí. Trước hết cần hiểu bố thí là mang đi, cho khắp. Bố thí nên hiểu theo nghĩa cho đi tích cực của nhà Phật chứ không phải hiểu theo cách ban phát như văn nói của người đời.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

1. Nhan thí - cho đi bằng nét mặt.

Bạn tiếp xúc với nhiều người hàng ngày, nếu bạn có vẻ mặt thân thiện, cởi mở khi gặp gỡ sẽ đem đến cảm giác dễ chịu cho người khác.

Nếu bạn có vẻ mặt của sự đồng cảm, thấu cảm bạn sẽ giúp ai đó đang tổn thương được xoa dịu.

Nếu bạn có vẻ mặt hân hoan tán thưởng bạn sẽ giúp ai đó có nỗ lực, có thành tựu cảm giác được trân trọng ghi nhận.

Nếu bạn có vẻ mặt của sự tập trung, thoải mái, hạnh phúc khi gặp gỡ những người thương, bạn mang đến cho họ cảm giác của sự hiện diện trọn vẹn...

2. Ngôn thí - cho đi bằng lời nói.

Các cụ nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". 

Vì vậy ngay khi bạn lựa chọn nói những lời tôn trọng lễ phép với đúng người cần tôn kính, lời yêu thương, gần gũi với người cần sự quan tâm, lời động viên an ủi với người đang gặp sự bất an, lời chia sẻ nâng đỡ với người đang đau khổ thì bạn đã giúp họ rất nhiều.

Khi bạn biết nói lời đúng đắn (đúng đạo lý đúng pháp luật đúng lời dạy của các bậc giác ngộ đúng quy luật của vũ trụ...) bạn đã giúp đỡ và tạo phước rất nhiều mà không tốn đồng nào.

Lời nói có thể bằng tiếng nói, văn nói và cũng có thể bằng văn viết đều là cách cho đi hữu hiệu. Và ngay cả khi lời nói của bạn chỉ là sự im lặng đúng lúc, đúng người cũng có thể cho đi một đạo lý nào đó.

3. Tâm thí - cho đi bằng tấm lòng.

Đôi khi có nhiều người muốn làm việc tốt, muốn giúp ai đó mà băn khoăn, lo ngại không biết họ có nhận được hay không, họ có chê ít hay không... thì bạn hãy biết là: ngay khi bạn khởi tâm từ với ai đó dù chưa thể hiện ra bằng vật chất, phương tiện gì đó trong đời sống nhưng tâm bạn đã mở rộng hơn với ý nghĩ thiện lành, đó năng lượng tích cực từ ý nghĩ thiện lành của bạn cũng đã được phát ra và bạn ít nhiều cũng đã cho đi rồi.

"Của cho không bằng cách cho" "của ít lòng nhiều" cũng là ý đó.Việc bố thí, cho đi bằng tấm lòng là nói về cách cho đi đối đãi, ứng xử giữa con người với nhau. Tất cả những ý nghĩ thuộc về thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của bạn đều thể hiện được tâm ý của bạn, tâm chân thật là điều quan trọng.

Những ai có học Phật sẽ hiểu thêm, Phật dạy muốn hành pháp bố thí cần trực tâm, thâm tâm và bồ đề tâm. Có thể hiểu: Trực tâm là tâm ngay thẳng không vụ lợi. Thâm tâm là tâm có chiều sâu, không hời hợt, có sự chân thành. Bồ đề tâm là tâm từ bi, yêu thương chân thật, có trí tuệ, cho đi đúng người, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng...

4. Nhãn thí - cho đi ánh mắt.

Ông bà ta nói "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn".

Nếu trong ánh nhìn của bạn chứa đựng sự bao dung thì về mặc cảm lỗi lầm sẽ cảm thấy vui vẻ rất nhiều.

Nếu ánh mắt của bạn chứa đựng sự bao dung, thương cảm đồng cảm thì người khổ đau cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Nếu ánh mắt của bạn chịu được sự nghiêm nghị, thông tuệ thì người đối diện cũng khó khởi ý định không hay.

Nếu ánh mắt của bạn có chiều sâu nội tâm và chuyển tải được ngôn ngữ không lời thì bạn cũng giúp cho mối quan hệ của bạn với ai đó hòa hợp hơn sâu sắc hơn...

Nói chung trong ánh mắt có thể chứa được nhiều năng lượng tích cực mà bạn có thể trao cho người đối diện.

5. Thân thí - cho đi bằng hành động nhân ái.

Tin Diệu Tâm đi! bạn luôn có những thế mạnh và tài năng riêng để có thể giúp người khác.

Có thể là bạn giỏi kỹ năng, nấu ăn, ngoại ngữ, kỹ thuật sửa chữa gì đó, mẹo vặt gì đó hay là có thể tham gia công quả ở các đạo tràng. Bạn luôn luôn có thể góp công giúp đời mà không cần tốn tiền. Những hành động cao cả hơn ví dụ như hiến máu nhân đạo hay làm thiện nguyện phụng sự những nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì việc phước đức bằng thân thí của bạn là công đức vô lượng.

Bạn cũng có thể dùng tiếng hát, điệu nhạc, giọng nói...cúng dường trong các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cũng là thân thí...Có thể bạn không trực tiếp làm gì đó nhân ái nhưng gián tiếp hay dùng sức mạnh, kỹ năng, trí tuệ cứu người thoát khỏi hiểm nguy hay tình huống bất lợi cũng là thân thí...

6. Toạ thí - cho đi bằng cách nhường chỗ ngồi cho người cần. 

Khi đi tàu xe hay ở nơi công cộng, bạn biết nhường chỗ cho người yếu thế, nhường số thứ tự cho người cấp bách, cần thiết hơn là chuyện đơn giản dễ làm.

Cái sâu sắc ở tọa thí là giúp người khác có được chỗ ngồi, vị trí mà bạn đang có. Nghĩa là có thể bạn đang là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó và bạn hướng dẫn, đào tạo ai đó có thể làm được như bạn, thậm chí tốt hơn bạn.

Nói chung bạn có được thành tựu kết quả tốt đẹp ở việc gì đó biết được điều gì hay có lợi lạc, bạn hướng dẫn cho người khác cũng nhận được như bạn, cũng đến được nơi bạn đã đến, làm được điều tốt bạn đã làm, trải nghiệm được điều ý nghĩa bạn đã trải nghiệm thì cũng là toạ thí.

7. Phòng thí - nhường nơi ở cho người khác.

Mở rộng ra, không chỉ bạn nhường một chỗ ngủ, chỗ nghỉ ngơi khi sinh hoạt tập thể hay gia đình có điều kiện sử dụng không hết mà nhường phòng, điều này còn hàm chứa ý nghĩa, luôn có sự hoà đồng trong một không gian mà bạn hiện diện.

Nếu bạn là một leader tỏa sáng trên sân khấu bạn cũng có thể tìm cơ hội giúp những đồng đội do mình dẫn dắt cũng có cơ hội cũng tỏa sáng hoặc để họ độc lập tỏa sáng theo cách riêng.

Nếu bạn có thể làm điều gì đó giúp cho không gian bạn sinh sống làm việc hay tham gia hoạt động được an toàn, sạch sẽ, lành mạnh, văn minh hơn thì bạn cũng đang phòng thí theo nghĩa rộng.

Bạn có thể làm điều gì mà bạn cảm thấy tốt cho người khác, cho tập thể, cho cộng đồng thì bạn và mọi người đều có thêm môi trường sống và làm việc tốt hơn...

Cho nên bạn đừng dính mắc vào việc phải có tiền của mới có thể làm từ thiện, mới cho đi. Bạn cho đi cái bạn có mà người khác cần, cho đi trong khả năng, cho đi một cách trí tuệ, đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng liều lượng thì bạn đang thực hành hạnh bố thí.

Bạn có thể nghe thêm bài pháp của các bậc chân tu để thực hành hạnh bố thí cho đúng tinh thần Phật pháp nếu bạn có tâm học đạo.

Khi bạn tận tâm tận lực trong mọi việc có thể bạn làm việc nhiều hơn được yêu cầu, chăm sóc phụng dưỡng ai đó nhiều hơn được yêu cầu thì bạn cũng đang thực hành hạnh bố thí.

Bạn tùy theo điều kiện của mình để giúp người, giúp đời mà không bận tâm thù lao hay báo đáp, tri ân thì cũng đang bố thí.

Bạn thân mến!

Bạn có rất nhiều "tài sản" giá trị hơn tiền bạc gấp nhiều lần. Thế nên bất cứ lúc nào ở hoàn cảnh nào bạn cũng có thể cho đi tùy duyên. Chúc bạn luôn là người giàu tâm thái, giàu yêu thương, giàu trí tuệ, giàu nhân cách. Và khi bạn chia sẻ bài viết này để lan tỏa yêu thương, lan tỏa năng lượng tích cực, lan tỏa những thông điệp ý nghĩa cho cộng đồng thì bạn cũng đang bố thí một cách không tốn đồng xu nào mà tích lũy phước đức cho mình. Cảm ơn bạn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm