Bốn hạng người trong thế gian
Đức Phật dạy rằng: có bốn loại người trong thế gian này: - Người từ bóng tối đi tới bóng tối - Người từ ánh sáng đi tới bóng tối - Người từ bóng tối đi tới ánh sáng - Người từ ánh sáng đi tới ánh sáng.
Đối với người thuộc loại thứ nhất, người từ bóng tối đi tới bóng tối, chung quanh anh ta là những bất hạnh, đen tối. Song nỗi bất hạnh lớn nhất của anh ta là không có trí tuệ. Mỗi lần gặp chuyện khốn đốn anh ta bộc lộ càng nhiều bực tức, phẫn nộ, si mê hơn nữa, và còn đổ lỗi cho người khác về nỗi khổ đau của mình.
Một người thuộc loại thứ hai, người từ ánh sáng đi tới bóng tối, được xem là có những gì mà thế gian này gọi là ánh sáng: tiền bạc, địa vị, và quyền lực, nhưng anh ta cũng không có trí tuệ. Do si mê anh ta nuôi lớn tính ích kỷ, không hiểu rằng những căng thẳng của thói ích kỷ ấy sẽ chỉ dẫn đến sự tối tăm trong tương lai.
Một người thuộc loại thứ ba, người từ bóng tối đi tới ánh sáng, có cùng hoàn cảnh như người thuộc loại thứ nhất, nghĩa là bị vây bủa bởi tối tăm và bất hạnh. Nhưng anh ta là người có trí tuệ và hiểu được tình cảnh của mình. Nhận chân được rằng: mình phải có trách nhiệm đối với những khổ đau của chính mình. Nên anh ta làm tất cả những gì có thể được để thay đổi hoàn cảnh một cách bình thản và an lạc, không chút phẫn nộ hay sân hận với người khác. Thay vào đó anh ta chỉ có lòng từ ái và bi mẫn đối với những người đang làm hại anh ta. Tất cả những gì anh tạo cho tương lai là sự sáng sủa.
Cuối cùng một người thuộc loại thứ tư, người từ ánh sáng đi tới ánh sáng, cũng như người thuộc loại thứ hai, hưởng được tiền bạc, địa vị, và quyền lực. Nhưng không giống người thuộc nhóm thứ hai ở chỗ: anh là người có trí tuệ đầy đủ. Anh tận dụng những gì mình có để nuôi sống mình và những người lệ thuộc vào mình. Những gì còn lại anh sử dụng cho lợi ích của người khác, với lòng từ ái và bi mẫn. Hiện tại của anh sáng sủa và tương lai cũng sáng sủa như vậy.
Tất nhiên hiện tại bạn không thể chọn lựa để đối diện với bóng tối hay ánh sáng được, vì điều đó là do các hành (sankhãrã) quá khứ hay quả nghiệp quyết định. Quá khứ thì không thể thay đổi được, nhưng bạn có thể kiểm soát hiện tại bằng cách trở thành chủ nhân của chính mình.
Tương lai chỉ là quá khứ cộng với những gì đã được thêm vào ở hiện tại. Vipassanā dạy cho bạn cách làm thế nào để trở thành chủ nhân của chính mình bằng việc phát triển Chánh Niệm và xả đối với các cảm thọ . Nếu bạn biết cách làm chủ sát na hiện tại này, tương lai sẽ tự động sáng sủa.Chúc bạn có đủ sáng suốt để chọn lựa một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh.
Fb Tỳ Kheo Pháp Thông
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Phật giáo thường thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm