Chủ nhật, 17/04/2022, 10:41 AM

Bổn phận làm phước

Chúng ta thấy một con người thiếu phước thì mình không còn giá trị của con người. Ban đầu làm phước thì người đệ tử Phật còn tâm cầu phước nhưng sau này nên vượt qua luôn. Mình nên làm việc từ thiện suốt đời không mệt mỏi như là lồng trong công việc thường nhật của mình.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa. Ví dụ trong một đám đông người, ai cũng ăn mặc lành lặn, có cơm, áo, xe, nhà. Nhưng rồi chợt xuất hiện một người không có những điều đó: quần áo rách rưới, cơm không đủ ăn, nhà không đủ ở, phải đi bộ… Sự xuất hiện của người này giữa đám đông sẽ khiến mọi người coi thường. Chúng ta thấy một con người thiếu phước thì mình không còn giá trị của con người. Ban đầu làm phước thì người đệ tử Phật còn tâm cầu phước nhưng sau này nên vượt qua luôn. Mình nên làm việc từ thiện suốt đời không mệt mỏi như là lồng trong công việc thường nhật của mình.

-Có khi việc từ thiện được tách ra với việc làm ăn riêng của mình.

-Có khi việc từ thiện được chúng ta lồng vào trong công việc làm ăn.

-Hoặc trong giao tiếp đời thường, mình lồng việc từ thiện vào trong đó luôn.

Làm như vậy cho đến suốt cuộc đời không ngừng nghỉ.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa.

Sống trên đời mà không có phước thì không làm được một con người đúng nghĩa.

Ví dụ như một người làm nghề cắt tóc mà mình ít có dịp làm phước được thì khi ai vô hớt tóc thì lấy tiền thì công việc hớt tóc đó không từ thiện cho lắm. Rồi nếu họ muốn làm từ thiện thì phải để dành tiền, chung với bạn bè để giúp những người nghèo, học sinh trong xóm,…Như vậy việc làm từ thiện tách riêng với việc làm ăn của mình.

Nhưng cũng có những việc làm từ thiện lại lồng chung vào những việc làm ăn của mình.

Ví dụ như một người thầy giáo dạy toán khô khan, trong toán học ông giải thích những định lý, mệnh đề và phương trình. Thì ông bỏ ra 5-10 phút để nhắc nhở học sinh về đạo đức như thương cha, kính mẹ, quý trọng thầy cô, tử tế với bạn bè, giúp đỡ những người nào mà mình có thể giúp được. Như vậy, ngay trong công việc làm ăn, mình lồng vào đó công việc từ thiện.

Ví dụ như có một ông tổng giám đốc kinh doanh sản phẩm gì đó, nhưng trong đó ông đối xử với công nhân tốt, tạo cho họ đời sống ổn định, công nhân thấy họ có phẩm giá, họ không bị bóc lột và coi thường.

Vì có những lúc đạo đức con người suy thoái, thì người làm chủ sẽ vừa bóc lột vừa khinh rẻ công nhân. Người công nhân họ rất khổ tâm, vì miếng ăn nên họ phải đi làm, rồi còn bị ông chủ chửi bới, nói nặng nhẹ, trả lương khi trả, khi không rất là khổ, còn bỏ ra thì không biết việc nào làm, rồi bị chèn ép.

Nhưng nếu gặp một ông giám đốc tốt thì ngay công việc ông đang làm ăn thì ông cũng đang làm phước bằng cách là ông đối xử tốt với công nhân. Đó gọi là “vừa làm ăn và vừa làm phước”.

Ở vị trí của mình, chúng ta nên làm từ thiện lồng ghép với việc làm ăn của mình. Hoặc là mình làm từ thiện tách ra khỏi công việc làm ăn của mình. Và phải theo đuổi công việc từ thiện của mình suốt đời không nghỉ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm