Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (3)
Đức Phật không tìm kiếm con đường tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo mà chỉ vì nỗi khổ của nhân loại, của chúng sinh mà rời bỏ cả giang sơn, ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp con khôn. Cái nhân giới ấy đã làm nên một nhân vật xuất chúng trong cõi người mà sau đó lại được xưng tụng đến 10 danh hiệu...
Hối lộ thần thánh
Câu chuyện Mục Kiền Liên trong dân gian và ngày Vu lan báo hiếu đã trở thành một biểu tượng văn hoá dân gian của Việt Nam, không ai có thể chối cãi. Vun đắp thêm cho văn hoá Phật giáo, đạo đức Phật giáo bằng tri thức, bằng vốn hiểu biết, khoa học thực nghiệm.v.v…chẳng có vấn đề gì, nhưng kích hoạt vào đấy bằng phê phán, công kích tức chạm vào những biểu tượng của văn hoá, của đạo đức dân gian đã ăn sâu trong tiềm thức người Việt.
Có lẽ trong văn học sử xưa nay, ngoài Nguyễn Huy Thiệp, chưa có nhà văn hiện đại nào dám chạm đến những biểu tượng của văn hoá, của lịch sử, của cả đức tin tôn giáo nữa. Và ông làm dậy lên một trào lưu, một cú sốc trong văn chương những năm 90 thế kỷ trước và một chặng đường đầu thế kỷ hai mốt với lối hành văn lạnh lùng, nhưng cũng đậm chất nhân văn, nhân bản, nhân quả.
Kể cả những nhà văn, nhà lý luận mang hệ tư tưởng Mác-Lê cũng sục sôi lên với những trang viết “báng bổ” của NHT với những qui kết chính trị nặng nề. Giờ thì nhà văn đã ra người thiên cổ. Ông ra đi sau một giai đoạn “cạn nguồn năng lượng” với những trang tiểu thuyết, những kịch bản rẻ rúng không người quan tâm. Nhưng những trang viết làm dậy sóng một thời, thu hút tất cả các nhà lý luận phê bình vào cuộc với “Đi tìm NHT" , sau đó vẫn được dịch ra nhiều thứ tiếng như là đại diện cho bước phát triển của văn Việt.
Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (2)
Có lẽ hơi khập khiểng khi so sánh một “vầng sáng” một “hiện tượng” trong văn chương với một “A-la-hán” trong tôn giáo nhưng thực sự có điểm tương đồng. Một nhà văn với năng lực sáng tạo mạnh mẽ, đả phá tất cả sự bạc nhược tư tưởng, sự liệt tuệ tư duy, sự cảm nhận thế giới bằng nhục nhãn, thiểu năng trí tuệ, cảm xúc tương tự như một tu sĩ đang mở đường cho một thứ tôn giáo mới.
Đáng tiếc, toàn bộ nổ lực soạn thảo “giáo lý mạnh mẽ ấy” nếu không tạo ra một tầng lớp công chúng mở mang hơn, trí tuệ hơn thì nó vẫn là “văn chương” thời thượng. Trưởng lão Thích Thông Lạc cũng vậy. Toàn bộ cái thư viện Chơn Như sẽ được gọi tên chung “Giáo lý Phật giáo”, nhưng ngoài sức đả phá, công kích…thì còn gọi là gì nếu nó, cái kho tàng ấy không tạo ra một thế hệ tín đồ khác hơn, có trí tuệ, giải thoát thực sự…hay cụ thể hơn là tiếp tục tạo ra những vị A-la-hán cho cõi đời có chỗ bám víu, thoát khổ. Ám thị tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự, ám thị vượt thoát sanh-già-bệnh-chết có tạo nên lớp tín đồ khác, khoa học hơn, trí tuệ hơn, hay vẫn chỉ thiểu dục tri túc với trật tự, ám thị, đức tin ám thị. Với những nhầm lẫn chưa được thay đổi, điều chỉnh thì tin chắc sẽ chẳng còn có một A-la-hán nào được sinh ra nữa kể từ đây.
“…Đường về xứ Phật là con đường tâm linh cao rộng. Tuy thênh thang và tự do nhưng không dễ tìm thấy như đại lộ Đông Tây hay như đường xuyên Nam Bắc vì đây là con đường đo bằng trí tuệ và thấy bằng tâm linh. Viết những dòng nầy, người viết chỉ mong là những người tôn Phật làm bổn sư, quy hướng Phật làm tâm linh sư biểu sẽ thấy nhau rõ hơn trên đường về xứ Phật…” TKĐ.
Vâng. Nhìn nhau rõ hơn qua thảo luận để tìm thấy giá trị còn khuất lấp đâu đó mà mình chưa nhìn thấy. Thậm chí hiểu rõ hơn về những nổ lực 33 năm miệt mài của một A-la-hán để cùng nhau, khám phá, khai thác, sử dụng hiệu quả, không lãng phí. Và cũng vì vậy, hãy để cái tôi sang bên để những biên kiến, chấp trước đừng len lõi theo hành trình nhân quả của mỗi người mà Trưởng lão là một ví dụ về một cái nhân có trước (pháp giới) trong tiến trình kiến tạo một trật tự, ám thị.
Hối lộ thánh thần thực sự cũng là một khái niệm được đưa vào Tây Du Ký với thầy trò Đường tăng khi vào đến đất Phật. Mà Tây Du Ký là tác phẩm văn chương nghệ thuật nó có giá trị hư cấu của riêng nó. Kể cả khi nó thâm nhập vào điển tích của Phật giáo Cao Đài, kẻ dung nạp sau lại phải chấp nhận giá trị mặc định đã có trước. Nó cũng chưa là gì vì chưa chạm vào trật tự tôn giáo, đức tin tôn giáo, đức tin ám thị mà bài viết trước tôi có đề cập như Đường Về Xứ Phật (ĐVXP) đã đụng đến.
Đường về xứ Phật thì đích thị là sách Phật giáo lại là tủ sách của một A-la-hán soạn thảo để xiển dương Phật Pháp. Đứng trên góc nhìn này để phản bác hệ phái kia đó chính là sự khiêu khích, công kích, đả phá...Cố tình khiêu khích, công kích hay chỉ đơn giản là sự bộc trực, thẳng thắn tuỳ vào cách hiểu, nhưng rõ ràng nó tạo nên hệ luỵ cho quá trình hoằng dương chánh Pháp, nó được qui kết cho chiến thuật tranh giành thị phần khi mà tự nó lại không tạo ra/chưa tạo nên lớp tín đồ khác, khoa học hơn, trí tuệ hơn, mà vẫn là thiểu dục tri túc, vẫn trật tự ám thị...
Người viết vốn có quyền được nói nhưng vẫn phải chừa chỗ tránh chạm vào những điểm tế nhị vốn là trật tự, là đức tin ám thị thì một giáo phái không thể cho mình cái quyền công kích giáo phái khác. Đấy chính là lý do những xung đột tôn giáo xưa nay.
“…Tùy theo căn cơ và nghiệp lực của từng chủ thể và đối thể để chọn phương tiện thích hợp mà kết chiếc bè qua sông. Tới được bờ mới là cứu cánh. Bị tha hóa trong phương tiện của tri thức thường nghiệm là biểu hiện của vô minh. Quay lưng với phương tiện môn, khư khư ôm cứng cách làm và cách biết của riêng mình để phỉ báng những phương tiện khác mình là ngu là dốt – thì vô hình chung, tự lời phỉ báng – đã xa rời hệ thống giá trị luân lý và đạo đức đậm tính từ bi, hỷ xã của con đường giải thoát…” TKĐ.
Điều đó đã quá rõ thưa ông TKĐ. Như tôi đã nói từ bài đầu tiên Đức Phật không tìm kiếm con đường tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo mà chỉ vì nỗi khổ của nhân loại, của tất cả chúng sinh mà rời bỏ cả giang sơn, ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp con khôn. Cái nhân giới ấy đã làm nên một nhân vật xuất chúng trong cõi người mà sau đó lại được xưng tụng đến 10 danh hiệu, dẫn dắt 500 Tỳ kheo chứng đạt và được vun đắp, được tạo dựng thành hình tượng, thành tôn giáo để có một Đạo Phật với nhiều hệ phái bây giờ. Chính thế, khi tìm kiếm, tham khảo Đức Phật đã để lại chúng ta lời dạy về sự thận trọng chớ có tin vì sa môn là bậc đạo sư, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng...
Vô tình mà Trưởng lão lại nhắc nhở đàn na sự thận trọng khi khảo cứu cả cái thư viện đồ sộ do chính mình viết ra, đã tạo dựng ra sau 33 năm miệt mài không ngơi nghỉ: Thư viện Chơn Như…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm