Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/08/2023, 19:41 PM

Bức tâm thư từ biệt thầy Mai

Tôi đắn đo rất nhiều khi gửi cho thầy mấy dòng này. Cuối cùng, tôi xác quyết, đây là điều mà tôi có thể đóng góp cho TSH chứ không phải những công việc sự vụ ở TTDS Bình Dương. Tuy nhiên, việc tiếp nhận hay từ chối còn tùy thuộc vào thầy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kính gửi: Thầy Mai

Mặc dù chưa thật tin tưởng mình làm được điều gì đấy cho TSH song tôi vẫn gửi vì thấy rằng tôi không còn đóng góp nào khác hơn. Vì vậy, nếu không sẵn lòng tiếp nhận xin thầy miễn chấp cho người học trò mạo phạm, xem như cái duyên của tôi với TSH chỉ có bấy nhiêu.

Thầy đã bỏ bao nhiêu công sức gầy dựng cho TSH, tôi biết thầy vẫn hay ưu tư với tình trạng rất nhiều học viên đến cấp 4, cấp 5, thậm chí đến cấp giảng huấn khi Thiền định lại gà gật, hôn trầm. Đến mức chính thầy cũng buộc lòng phải lên tiếng, không cho tập trung trên sảnh mà ngồi một bên cánh gà để học viên không nhìn thấy tình trạng gà gật trên. Thử hỏi học viên nghĩ gì khi Giảng huấn hướng dẫn ngồi thẳng lưng trong khi các vị hướng dẫn viên và bản thân giảng huấn lại gà gật.

Thật sự đã có vài học viên rụt rè hỏi tôi rằng ngồi thế nào là đúng trong khi giảng huấn cúi khom mà bảo mình thì ngồi thẳng. Tôi không biết trả lời sao thầy ạ. Hôn trầm là tình trạng phổ biến trong thiền, nhiều học viên mới nhập môn còn ngồi ngay ngắn, nhưng sau thời gian nâng cấp cứ gà gật, hôn trầm, thực ra tình trạng này ngay cả các pháp môn khác như Phật giáo Nguyên Thủy hay Vipassana - Thiền Hiểu Biết – Sư Minh Niệm, hiện sắp xây dựng thiền đường tại Bình Dương. Hầu hết phương pháp đối trị không ngoài cách lấy ý chí để khắc phục như Thầy Thông Lạc – trong Xả Tâm Vô Lượng kêu gọi hành giả tác ý “Ly dục, ly bất thiện pháp”. Coi hôn trầm có nguyên nhân là tâm bất thiện, tham đắm. Thiền Vipassana thì thầy Minh Niệm phát triển Thiền hành để khắc phục hôn trầm, ấn thiên môn (LX 7) cho ấm lên để tỉnh ngủ. Nhiều pháp môn coi trọng thiền đi (kinh hành),  thiền trà hoặc mọi phương pháp định tâm vào thực tại khác. Nhưng dù sao họ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của hôn trầm và có cách đối trị, còn ta hoàn toàn không biết gì về việc này.

Nên hiểu hôn trầm thể hiện tình trạng mất cân bằng sinh hóa của cơ thể. Cân bằng sinh hóa đó là khí huyết (đặc biệt là thành phần của huyết mà quan trọng là đường), thông qua tư thế ngồi, tôi có thể đánh giá tình trạng này không sai bao nhiêu. Ví dụ, trường hợp Anh Năm Nhơ, chỉ số (CS) đường máu không qua 85, Anh Năm Thạch không quá 80, Chú Phương ngồi tốt, thẳng lưng chắc chắn không dưới 100. Thậm chí, Chú Linh (lá thư này tôi sẽ gửi thầy thông qua chú nên tôi cũng xin trao đổi thẳng. Chú cũng nằm trong trường hợp chỉ số đường thấp. Tôi tin chú không quá 90.) Chỉ số chuẩn theo WHO 1979 đó là sáng, bụng đói 100-140, sau ăn no 140-200 ( sau này chỉ số thay đổi bởi sự thao túng của các nhóm tài phiệt, lũng đoạn WHO). Anh Tám Men một người thuộc bậc đàn anh mà tôi vô cùng quí mến thực ra cũng vì lâm vào tình trạng này, đó là tình trạng hạ đường huyết, tay chân bủn rủn, bất lực và anh ngã trong nhà tắm là vì vậy.

Thiền định không giúp tăng CS đường, thậm chí, nguy cơ hạ đường huyết. Tôi tin chỉ số đường của anh khi ấy chỉ còn dưới 70 hoặc thấp hơn. Nếu chịu đựng lâu, anh sẽ bị Ung thư (K) một bộ phận nào đấy trong cơ thể, chắc chắn là vậy, vì đây là ngưỡng CS của K. Nói chung bệnh K sẽ đến với người thiếu máu, thiếu đường. Đây là điều mà tôi tìm hiểu ra trong quá trình học hỏi Y học bổ sung để tư vấn CLB K, song đã không thể phổ biến, ứng dụng do những qui định của thầy, những qui định khắc khe để bảo vệ uy danh TSH. Trước khi đánh giá tình trạng thiếu đường trong ACE, thầy có thể kiểm chứng bằng cách đo đạc CS đường trong vài người thì rõ. Tất cả những người gà gật, hôn trầm. Gần như ai cũng có. Vì sao?

Để khẳng định điều mình nói, tôi xin hiến kế việc kiểm chứng và các bước khắc phục như sau:

1. Kiểm chứng sự liên quan thiếu đường và hôn trầm.

Thầy cứ chọn những người hôn trầm 3 hoặc 5 người, tiến hành đo CS đường vào sáng sớm, chưa ăn, cần lưu ý về CS đường. Trước đây (năm 1979 - WHO đưa ra CS như đã trình bày ở trên, người bị tiểu đường gần như không có) các loại thuốc đặc trị gần như không tiêu thụ bao nhiêu. Năm 1982, các tập đoàn tài chính lũng đoạn cả WHO, đưa ra CS rất thấp 80 trở lên đã là báo động tiểu đường. Và người cần đến các loại thuốc đặc trị tăng lên hàng triệu người mỗi năm. Cần biết đường là năng lượng làm ấm các mao mạch và lưu thông máu đi đến các tế bào, đồng thời cũng chính là thức ăn cung cấp oxy, clucolipit, clucoprotein cho tế bào chất. Cùng với sự thao túng của các tập đoàn tài chính, thế giới chết dần vì cái gọi là tiểu đường tiếp sau nó là K.

2. Khắc phục:

Mỗi khi Thiền định, dùng một cốc đường, đường cát vàng Mỹ Tho là tốt nhất vì đường cát vàng Mỹ Tho có tính kiềm, còn đường tinh luyện lại mang tính acid. Chế độ ăn uống với người thiếu đường đó là bổ sung trực tiếp, ăn khoai lang, uống nước mía, Coca (nếu thiếu máu) Pepsi (nếu máu cao). Bản thân tôi cũng thiếu đường, thậm chí nhiều lúc chỉ được trên dưới 80. Nay thì đã tạm ổn nhờ nghiên cứu, luyện tập. Thiền định có thê làm tăng HA nhưng không tăng đường. Thậm chí, đây là điều mà sẽ có nhiều người sửng cồ với tôi rằng Thiền định có thể làm giảm hẳn khả năng của tuyến nội tiết nhất là tuyến thượng thận nếu không chuyên chú dẫn khí xuống đan điền. Mà tuyến thượng thận chính là cơ quan điều tiết đường cho nhu cầu cơ thể. Chức năng của tuyến thượng thận  là sản xuất nội tiết tố ACTH (Andre Cortico Topic Hormon). ACTH chuyển tất cả enzym protein, lipit thành đường để tạo thành clucoprotein và clucolipit nuôi sống tế bào chất và màng tế bào. Thiếu chất này màng tế bào hao hụt, mất khả năng tự bảo vệ và chết dần, tạo nên bệnh K trên vùng tế bào nào đấy. Thực ra tình trạng này là cả một quá trình diễn ra rất lâu, vì ban đầu cơ thể thiếu đường, đường dự trữ từ trong gan, trong xương, trong tủy...được huy động cho cơ tim, dạ dày...nên thiếu đường thì có hiện tượng trào ngược thực quản, suy tim, suy thận phải chạy thận. Bởi thế, để đối trị tình trạng thiếu đường bằng sự tinh tấn, duy ý chí là thiếu khoa học. 

3. Luyện tập

Hầu hết ACE, đã không nhớ cách thầy hướng dẫn khi vào cấp 4, dẫn ý từ LX 7 xuống LX6, 5B,4B,3B,2B và sau cùng dừng lại ở 4B. Mới đây, thầy đã cải cách thêm một bước, đi trọn vòng tiểu chu thiên, chạy dọc mạch đốc vòng lên LX7, và điều này lại tạo nên nhầm lẫn theo cách đọc: 

ĐA(LX7) SI(LX6) RA(LX5B) NA(LX4B) RA(LX3B) ĐA(LX2B) vòng mạch đốc ĐA(LX2) RA(LX3) NA(LX4) RA(LX5)SI (LX6B) ĐA. Chưa nói đến việc đóng mở thượng kiều, hạ kiều nối 2 mạch Nhâm – Đốc. Tất nhiên rồi sẽ quen với cách của thầy, nhưng việc đoc tên xuôi ngược rối lên là nhầm lẫn có thật thầy ạ.

Sau cùng, điều quan trọng là đa số họ đều có thói quen định ở LX6. Trong khi, thành phần trụ cột của cơ thể là tâm và thận lại bị lãng quên. Thực ra cách chỉ dẫn của thầy vẫn chỉ tập trung vào tâm mà quên thận. Còn các đồ đệ thì quên cả hai để chỉ tập trung ở LX6 mà thu năng lượng.  Cách tập này chỉ có dương mà thiếu âm, chỉ có trời mà thiếu đất, chỉ có lửa mà thiếu nước, thậm chí khi máu bị hạ nhiệt do thiếu đường, gây tắt nhiều trên các kinh, nhất là bàng quang và tiểu trường, đại trường, mạch đốc... gây nên bệnh vai gáy, thiểu năng tuần hoàn não nhất là hôn trầm.... Đó là tình trạng tâm - thận bất hòa, âm - dương bất giao. Cơ chế não bộ thật kỳ diệu, vì thế nó tiêu thụ thật nhiều năng lượng khi không còn đủ năng lượng, tự nó “nghỉ” để phục hồi. Thần kinh thị giác cũng đồng thuận với nó, thế nên những người ham ăn, ham ngủ cứ thường bị phê phán như A-Na-Luật bị đức Thế tôn mắng khóc đến mù mắt và sau chứng đắc A-la-hán nhờ phép nhạo kiến chiếu minh kim cang, không có mắt mà nhìn thấy cả 10 phương. 

Thời gian của thầy rất quí, tôi biết, nên chỉ xin nói lên vài điều về những trải nghiệm, thực chứng trên chính cơ thể mình, hơn nữa, thật tình tôi dốt nát ở lĩnh vực sinh hóa, chỉ chịu khó mày mò, tìm hiểu giúp mình là chính. Tôi không chắc thầy sẽ tin những gì tôi nói, nhưng lặng thinh nhìn vào những giới hạn của TSH tôi luôn cảm thấy một trạng thái ức chế mỗi khi đến trung tâm. Trên bàn làm việc tại trung tâm có 1 câu danh ngôn: Người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình, mà là người biết đưa con đường của thầy vạch ra đến cái đích xa hơn. Tôi thuộc nằm lòng câu này.

Thầy ạ! Hơn 5 năm làm việc trong đó có hơn 2 năm tại nhiệm, tôi xin hưu non hầu dành hết cả công sức cống hiến cho Trường Sinh Học, thậm chí cả phần đời còn lại nếu có thể. Song từng ngày tôi lại nhận ra định hướng xây dựng một Trường Sinh Học - Trần Mai (phát biểu trước Đại Hội Giảng Huấn vừa qua) mong thầy bình tĩnh, lắng nghe và miễn chấp những lời chân tình và thẳng thắn của tôi về hướng đi của TSH. Trường Sinh Học nào thì cũng nhằm mục đích giúp đời, chỉ có điều tôi thương những đồng môn ra đi vì đức tin tuyệt đối và vô tình làm kẻ lót đường cho thành công của Trường Sinh Học mà thầy dẫn dắt. Và đấy không phải là con đường mà tôi chọn.

Một lần nữa, xin thầy tha thứ và gửi đến thầy lòng thành kính, tri ân về những gì thầy đã dạy. 

Bình Dương, ngày 1 tháng 4 năm 2018. 

Bài tới: Đổ gục ở trường Lực

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm