Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/02/2021, 14:48 PM

Bước chân con hãy về thanh thản

“Bước chân con hãy về thanh thản” – đây là sự thực tập của con, của các con.

“Ta vẫn còn đến đi thong dong

Có không còn mất chẳng chẳng băn khoăn

Bước chân con hãy về thanh thản

Không tròn không khuyết một vầng trăng”

“Về thanh thản” có nghĩa là con không phải hấp tấp vội vã, bởi vì theo pháp môn tu tập của chúng ta...

“Về thanh thản” có nghĩa là con không phải hấp tấp vội vã, bởi vì theo pháp môn tu tập của chúng ta...

“Bước chân con hãy về thanh thản” – đây là sự thực tập của con, của các con. Nguyên tắc chỉ đạo cho sự thực tập này nằm gọn trong chữ Về. Về ở đây là không còn đi lang thang tìm kiếm. Về ở đây nghĩa là đã thấy được con đường của mình. Về đây là về nhà (back at your true home), về với hải đảo tự thân, về với bản tính chân thật của mình. Về đây là về với Tổ tiên, về với đất nước, về với cha mẹ, về với Thầy, về với chánh pháp, về với Tăng thân. Nơi chốn quê hương có tình nghĩa, có sự ấm áp và an lạc. Về đây cũng có nghĩa là về với con cháu của chính con. Nếu mình không về với con cháu thì con cháu sẽ bơ vơ biết bao, và chính mình cũng còn bơ vơ. Con hãy đọc chương nói về vua Trần Thái Tông trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 1. Vua cũng đã từng diễn tả sự thực tập của vua là sự thực tập về nhà.

“Về thanh thản” có nghĩa là con không phải hấp tấp vội vã, bởi vì theo pháp môn tu tập của chúng ta, mỗi bước chân đều có thể đưa ta trở về. Chỉ cần một bước là ta đã về, đã tới. Vì vậy hai chữ “thanh thản” ở đây cũng rất là quan trọng.

Cho đi để nhận lại sự thanh thản trong cuộc đời

“Ngược dòng chân tính từ lâu, chúng con trôi nổi biển sầu mê..” Hai câu này trong bài Quy Mạng cũng kêu gọi một sự trở về, trở về với chân tính. Với từng bước chân thanh thản, con trở về trong từng giây từng phút. Sự thực tập này đem lại hạnh phúc, an lạc và thảnh thơi. Những chất liệu này nuôi dưỡng được con, nuôi dưỡng được chúng, nuôi dưỡng được Thầy, nuôi dưỡng được cha mẹ, Tổ tiên và con cháu.

Sự thực tập của Thầy cũng không khác. “Ta vẫn còn đến đi thong dong”. Chừng nào Thầy còn đến đi thong dong (coming, going, moving around with freedom) thì Thầy vẫn còn là nơi nương tựa cho con, cho các con. Và chừng nào các con vẫn còn trở về với những bước chân thanh thản thì các con vẫn còn là chỗ nương tựa và tiếp nối của Thầy. Và tuy nhìn bề ngoài ta có thể thấy tướng đầy tướng vơi xuất hiện nhưng trong bản chất nội dung thì vầng trăng vẫn là vầng trăng, không bị ý niệm khuyết tròn che lấp. “Không tròn không khuyết một vầng trăng”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Xem thêm