Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/10/2021, 11:52 AM

Cách "gặp gỡ" với Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thầy còn đó và sẽ vẫn luôn còn đó qua mỗi bức hình, từng tập sách hay những bài pháp thoại để chúng con quay về nương tựa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - mạch nguồn nuôi dưỡng của sự lan tỏa và tiếp nối

“Có một người….

Chỉ cần nhìn thấy ảnh thôi, trong con cả một trời xúc động...

Từng nếp nhăn, nụ cười và ánh mắt

Tựa mây trời ru ấm trái tim xa…”

Bốn câu thơ ngắn ấy tôi đã viết rất nhanh, rất thật cho dòng cảm xúc của mình khi buổi sáng truy cập internet, bắt gặp ai đó chia sẻ bức hình Thiền sư Thích Nhất Hạnh kèm đôi dòng cảm xúc nhân "Ngày tiếp nối" của thầy.

Đó là hình ảnh Thiền sư đứng trong một gian bếp nhỏ, tự thái một chút rau củ để chế biến món ăn. Một khoảnh khắc rất giản dị, mà có lẽ, bất kỳ ai ngắm nhìn cũng cảm nhận được sự bình an toát ra từ thần thái cho đến động tác cắt rau củ vừa chú tâm, vừa điềm đạm của người.

Tranh vẽ Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tranh vẽ Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Không chỉ là bức ảnh này, khoảnh khắc này, mà với bất kỳ một bức hình nào về thầy, trong tôi cũng dâng lên một niềm xúc động đặc biệt. Cảm giác thân thương, gần gũi xuất hiện, khiến lòng tôi lắng lại, bình an hơn.

Và tôi đã chọn cách “gặp gỡ” với Thiền sư như thế mỗi ngày - qua từng bức ảnh, từng trang sách, từng bài giảng mà người chia sẻ, thầm soi mình vào đó mà nuôi dưỡng lòng bao dung, sự từ bi, an vui cho từng bước chân và hơi thở.

Bài ca thu kính ơn từ chánh niệm

Tác giả thiền hành cùng Sư ông tại Làng Mai Thái Lan.

Tác giả thiền hành cùng Sư ông tại Làng Mai Thái Lan.

Thầy còn đó và sẽ vẫn luôn còn đó qua mỗi bức hình, từng tập sách hay những bài pháp thoại để chúng con quay về nương tựa. Thầy tựa như một ngọn gió từ hòa thổi giữa nhân gian, gieo vào lòng mỗi người cảm giác thảnh thơi, để mỗi người cũng tự nhận ra mình cần là một ngọn gió luôn thổi để được là chính mình, tìm thấy mình. Ngọn gió ấy thổi nơi bước chân bền bỉ, nhẫn nại, không mỏi mệt, không bỏ cuộc giữa chừng để tìm thấy niềm vui nơi đích đến.

Ngọn gió ấy thổi sự tu sửa không ngừng trong mỗi ý niệm, lời nói, hành vi để ngày thêm tinh tấn, an khi thở, lạc khi đi. Thổi sự từ bi, trí tuệ, thổi nhịp hiểu và thương. Thổi mát lòng mình, mát lòng người để thảnh thơi, tươi mới, được tưới tẩm mỗi ngày, gọi chồi hạnh phúc lên xanh.

Tình huynh đệ đẹp giữa Sư ông Làng Mai và Sư ông Trúc Lâm

Tháng 10 lại về...

Trong hơi thở nồng nàn của đất trời mùa thu, trong những niềm kính ơn chảy từ một mùa thương, chúng con lại hân hoan khi được đón mừng "Ngày tiếp nối" của thầy.

Và đây cũng là một cơ hội cho chúng con được dừng lại, lắng lòng trong chánh niệm, nghe chính mình, nghe cuộc sống để thấy vẻ đẹp, sự bình an từ chính mình và từ mọi người.

Và để nhận ra, hằng nhớ chúng con là con của Phật. Thầy là sự tiếp nối của Đức Thế Tôn. Và chúng con đã - đang - sẽ là sự tiếp nối đẹp đẽ của thầy để hiểu và thương; để bao dung chuyển hóa mọi muộn phiền, khổ đau thành những nụ cười, bông hoa; thành ngọn gió tươi mát cho tâm hồn mình và dành tặng cho mọi người,

“Tháng Mười về buông neo

Nghe nhân gian hân hoan ngời Tịnh độ

Tạ ơn đời, xin cho người trụ thế

Để khơi nguồn từng vị Bụt trong con”.

Mung ngay tiep noi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm