Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/07/2022, 10:09 AM

Cách lạy Phật đúng mang lại lợi ích cho người thực hành

Đức Phật là bậc tối thượng, tối tôn quý trong trời người. Việc lễ Phật, lạy Phật đúng cách sẽ mang đến công đức và phúc lành vô lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lạy Phật đúng để đem lại lợi ích cho bản thân mình.

8 bước lạy Phật đúng cách cùng những nội dung mang lại nhiều lợi ích được hướng dẫn qua bài viết dưới đây.

Cách lễ Phật đúng chỉ với 8 bước

Đầu tiên, chúng ta bước chân ra một chút sao cho khoảng cách hai chân hơi rộng. Hai tay chắp trước ngực, các ngón tay khép vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau đặt giữa ngực. Lưng ở tư thế thẳng đứng.

Bước 1: Từ ngực, đưa hai tay lên trước mặt, đặt hơi chéo. Đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày ở trên trán. Đầu hơi cúi nhẹ xuống.

Đưa hai tay lên trước mặt, đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày, hơi cúi nhẹ xuống

Đưa hai tay lên trước mặt, đầu ngón tay chạm vào giữa hai lông mày, hơi cúi nhẹ xuống

Bước 2: Đưa hai tay xuống vị trí giữa ngực, mắt nhìn thẳng hướng về phía trước, hoặc ngước lên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo. Trở về tư thế như điểm xuất phát đầu tiên.

Bước 3: Khuỵu gối xuống nhẹ nhàng. Khi khuỵu chân xuống thì hai đầu gối chạm vào nhau, quỳ thẳng đứng. Hai tay vẫn chắp trước ngực. Mặt hướng thẳng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật, mắt nhìn theo.

Bước 4: Hai bàn chân duỗi thẳng ra sau, người đẩy ra phía sau, quỳ ngồi xuống sao cho mông chạm vào hai gót chân. Lưng vẫn giữ thẳng. 

Bước 5: Từ từ lễ xuống, trán chạm đất. Đồng thời hai tay tách ra hạ xuống đất, lòng bàn tay úp sấp, chạm đất, khuỷu tay cũng chạm đất, hai bàn tay đặt sát đầu. Mông vẫn giữ ở tư thế chạm vào gót chân, không chổng lên cao.

Lễ Phật năm vóc sát đất: trán, hai bàn tay, hai đầu gối tiếp xúc với đất

Lễ Phật năm vóc sát đất: trán, hai bàn tay, hai đầu gối tiếp xúc với đất

Bước 6: Từ từ nhấc người lên, quỳ ngồi như bước 3, lưng thẳng đứng. Mặt hướng ra phía trước, hai tay buông thẳng.

Bước 7: Đẩy người ra phía sau, đồng thời, hai bàn chân co lại, hai đầu gối nhấc lên để mông chạm vào hai gót chân. Hai tay vẫn buông thẳng, dọc theo người. Người ở tư thế cân bằng, mắt hướng lên tượng Phật.

Bước 8: Từ từ đứng dậy, hai bàn tay dần chắp vào nhau, đặt ở vị trí giữa ngực. Hai gót chân chạm xuống đất, trở về vị trí như điểm xuất phát ban đầu. Mắt nhìn thẳng hướng về phía trước hoặc ngước lên trên tượng Phật, hình Phật.

Lưu ý: 

Sau khi lễ Phật xong, chúng ta xá xuống một xá. Khi xá, tay chúng ta vẫn để ở vị trí trước ngực, cổ tay xoay nhẹ xuống. Vai và đầu của chúng ta cũng cúi xuống vừa phải, không cúi thấp quá. Trong trường hợp lễ từ hai lễ trở lên, chúng ta không cần xá mỗi khi xong một lễ mà chỉ đến lễ cuối cùng chúng ta mới xá Phật. Còn trường hợp lễ một lễ xong thì chúng ta xá Phật luôn.

Ý nghĩa của lễ Phật

Cách lạy Phật đúng Pháp gọi là “ngũ thể đầu địa” hay năm vóc sát đất, tức là năm phần trên cơ thể của mình tiếp xúc với đất gồm: trán, hai bàn tay, hai đầu gối.

Lễ hay lạy thể hiện sự quy kính của chúng ta đến với đối tượng mà mình lễ, lạy. “Quy” là hướng về, “kính” là sự tôn kính, làm thấp mình xuống và tôn người kia cao lên. Khi mình lễ ai thì chắp tay hướng về phía người đó. Cho nên, khi lễ Phật đúng cách với 8 bước, chúng ta đang hướng tâm về Phật, hạ thấp mình xuống để tôn kính Phật lên.

Lễ Phật đúng cách cùng với tâm thành kính dâng lên Đức Phật sẽ được phúc báu rất lớn, bởi khi mình thấp người lễ Phật, mình cung kính sát đất, kính lễ một đấng tôn quý thì sẽ được tăng trưởng công đức và phúc báu rất nhiều. Đây cũng là cách để thân và tâm đều cung kính lễ Phật. 

Công đức lễ Phật

Lễ Phật đúng Pháp với tâm thành kính, hoan hỷ sinh ra rất nhiều công đức, phúc lành. Trong Kinh, Đức Phật dạy: Người nào chăm chỉ lễ Phật sẽ được 5 công đức phúc báu sau:

Thứ nhất, thân tướng được cao lớn;

Thứ hai, được sinh vào chỗ cao quý, không sinh vào giai cấp, giai tầng hạ tiện, thấp kém;

Thứ ba, được mọi người kính trọng;

Thứ tư, được tăng trưởng trí tuệ;

Thứ năm, thường được những địa vị cao quý.

Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt, Đức Phật cũng dạy về 10 công đức của người lễ bái chùa tháp thờ Phật như sau:

Một là được sắc đẹp giọng nói hay; 

Hai là có nói ra điều gì đều được nhiều người tin theo;

Ba là ở giữa đại chúng không sợ sệt; 

Bốn là Trời, người yêu quý giúp đỡ; 

Năm là có đầy đủ uy thế; 

Sáu là chúng sinh có uy thế đều đến gần gũi nương tựa; 

Bảy là thường được gần gũi chư Phật, Bồ-tát; 

Tám là đầy đủ phước báo lớn; 

Chín là mạng chung sinh cõi Trời; 

Mười là mau chứng Niết-bàn.

Lễ Phật, lạy Phật đúng cách sinh ra rất nhiều lợi ích, phúc báu cho người thực hành. Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây, quý Phật tử sẽ tích lũy được thật nhiều phúc báu từ việc thực hành đúng Pháp và tâm thành kính tín Phật.

Chúc quý Phật tử luôn tinh tấn và an lạc!

Chùa Ba Vàng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Nhớ ghi niệm Phật

Kiến thức 08:27 14/04/2024

Nhớ ghi niệm Phật, trì danh/Đêm đêm thiền tọa, giữ thanh tịnh lòng/Sắc thân biển khổ mênh mông/Tâm tư sóng nghiệp trùng trùng nổi trôi.

Xem thêm