Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/09/2015, 14:43 PM

Cám cảnh một kiếp nghèo

Có lẽ sự đau đớn về bệnh tật trên cơ thể cô, cô có thể chịu đựng. Nhưng mỗi lúc nhìn về người con gái bị bệnh thần kinh, nghĩ về tương lai mù mịt của em Tâm, cô càng xót xa hơn

Từ bệnh tật bủa vây

Chúng tôi tìm về thôn An Cư, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương sau cơn mưa như trút nước giữa những ngày tháng 9. Đến đầu làng hỏi thăm về cô Hà Thị Sự (58 tuổi), chúng tôi được mọi người tận tình chỉ đường rồi nói giọng xót xa “Gia đình nhà cô Sự ở làng này khổ quá anh ạ! Bản thân đã bệnh tật, lại nuôi con gái út bị thần kinh ngớ ngẩn gần 20 năm nay, trong khi đứa con gái lớn tốt nghiệp Cao đẳng không xin được việc làm. Đúng là khốn khổ…”.

Theo lời chỉ dẫn đó, chúng tôi tìm đến gia đình cô Sự khi cô vừa mới đi xe rác về. Nhìn người phụ nữ đen đúa, tuổi gần 60, thân hình khắc khổ, nhỏ thó với từng vầng mụn dầy cộp bưng mủ mọng đỏ khiến cho chúng tôi không khỏi nao lòng. Đẩy chiếc cổng hoen rỉ, chúng tôi đã nghe tiếng cười vô hồn, giọng nói méo mó của người con gái út Hà Thị Thương  bị bệnh thần kinh gần 20 năm nay đang ú ớ đòi ăn. Nhìn người con gái, cô Sự nói như thắt từng khúc ruột: “Khổ thế đấy cháu ạ! Gần 20 năm nay, đứa con út nhà cô lúc nào cũng gào khóc, ú ớ, cười nhảm một mình và ngớ ngẩn…”. 
 
Câu chuyện buồn về số phận của người phụ nữ đơn thân và người con bệnh tật được cô Sự chia sẻ với chúng tôi trong những tiếng khóc nấc nghẹn ngào, ai oán. Đôi lúc câu chuyện đó bị ngắt quãng bởi những cười vô hồn đòi ăn của cháu Thương. Cô Sự là chị cả của 7 người em, thương bố mẹ vất vả nghèo khó, nên sau khi học hết lớp 3, cô xin nghỉ học một phần để đỡ gánh nặng học tập, một phần cô xin đi làm thuê để có thêm tiền cho các em ăn học. Hồi đó, gia đình cô nghèo lắm, ngày nào cũng phải chạy ăn từng bữa, hai người em trai của cô mất bị bệnh cũng do cái nghèo nên không có tiền chạy chữa. Vượt lên nỗi đau, 6 chị em gái lớn lên trong tình thương yêu đùm bọc giữa cái nghèo bủa vây và nỗi ám ảnh bệnh tật của bố mẹ. 

Năm 1979, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cô xung phong tham gia dân công hoả tuyến phục vụ chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Tàu xâm lược. Cô được biên chế vào tổ đào hầm hào tại Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chiến tranh kết thúc, cô trở về quê lo cuộc sống cho bố mẹ và các em. Khi 5 người em gái khôn lớn đi xây dựng gia đình thì tuổi xuân của cô cũng hết. Thương cha mẹ già, thương các em, cô đã hi sinh cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình để mong các em có được sự hạnh phúc, cuộc sống ấm no. Nhưng cuộc sống hiện tại 5 người em gái cũng khốn khó và mỗi người một nơi.

Tuổi cao và mong có được chỗ dựa khi về già. Năm 1992, 1997 cô đi “xin” được hai người con, cháu lớn Hà Thị Tâm, cháu thứ hai Hà Thị Thương. Tưởng rằng, số phận sẽ mỉm cười với người đàn bà bất hạnh về nhan sắc và đức hi sinh vì cha mẹ, vì em. Nhưng cuộc sống không bao giờ bằng phẳng như chúng ta nghĩ, người đàn bà kém sắc và bất hạnh đó còn phải đương đầu với bệnh tật và cái nghèo bủa vây. Vẫn tiếng khóc ai oán, cô Sự cho biết: Do nhà nghèo khó khăn không được bồi dưỡng và lao động quá sức, nên khi mang thai được 7 tháng, cô đã phải sinh non em Thương.Từ lúc sinh ra đến lúc 7 tuổi, em Thương không biết nói, không biết đi, người mềm nhũn chỉ biết khóc và đặt đâu nằm đó. Chạy vạy được ít tiền, cô cho em đi khám tại bệnh viện Đa khoa Hải Dương và được bác sĩ kết luận cháu bị bệnh Down, ôm đứa con gái vào lòng cô như chết lặng, vì gia đình cô không biết lấy tiền đâu để chữa chạy cho con. Gia đình vốn đã túng quẫn vì nghèo, giờ đây còn khốn khổ hơn khi đứa con dứt ruột đẻ ra đang chết dần chết mòn.  
 
Lúc còn sức khoẻ, cô đã dành phụng dưỡng bố mẹ và nuôi các em, và những lúc còn khoẻ cô nhận thêm 2 mẫu ruộng để cấy. Nhưng khi tuổi càng cao, sức khoẻ yếu dần cô không thể đảm nhận từng ấy công việc được. Có lẽ, từ già đến trẻ tại làng An Cư này đã quá quen với hoàn cảnh khốn khó về gia đình cô Sự, đã quá quen với cháu Thương đi lang thang, cười vô hồn và ú ớ đòi ăn.  

Hướng ánh mắt lưng tròng về phía người con gái đang cười vô hồn bên đống quần áo cũ nát, cô Sự lại khóc: “ khổ quá cháu ạ! Ông trời chẳng thương gia đình cô gì cả, con đã bị bệnh thần kinh ngớ ngẩn gần 20 năm nay, giờ đây khi sức khoẻ của cô đã cạn kiệt thì bản thân lại bị mắc bệnh”. Cách đây 10 năm, sau khi đi làm về, cô thấy trên đỉnh đầu ngứa, mẩm đỏ kèm theo sốt. Nghĩ là bình thường, nên cô xoa dầu qua loa. Nào ngờ vết mẩn ngứa đó đã lan ra khắp người, tạo nên các bọc mủ đỏ tấy. Sau đó cô được Bệnh viện da liễu Hải Dương kết luận bị bệnh nấm vẩy và không thể chữa khỏi. Cứ vào mùa nóng, mùa lạnh, các bọc mủ vỡ ra kèo theo sưng tấy và ngứa khắp người. Khi các bọc mủ vỡ ra đóng thành vẩy tạo nên các vết sẹo, nhiều lần cô trở bệnh toàn thân đau rát không mặc được quần áo. Biết bệnh chữa không khỏi và cũng không biết lấy đâu ra tiền để chữa bệnh, cô đành phó mặc cho số phận định đoạt. 

Cô Phạm Thị Hiến - hàng xóm cho biết: “ Trong làng An Cư này nói riêng và xã Nghĩa An nói chung, chưa có gia đình nào lại khốn khổ như gia đình cô Sự, hai mẹ con đều bị bệnh tật không có tiền chữa chạy. Trong khi đó, cháu Tâm con gái đầu lòng tốt nghiệp hai năm nay cũng không xin được việc làm".

Đến tương lai mù mịt

Cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá của người con gái lớn Hà Thị Tâm, cô Sự buồn rầu: Số phận của tôi đã khổ rồi, bây giờ lại đến các con của tôi cũng phải khổ theo. Em Tâm đã tốt nghiệp được 2 năm nay mà không xin được việc cháu ạ! Mang hồ sơ đến đâu cũng không nhận vì gia đình không có tiền chạy việc. Sinh con đã vất vả, nuôi con ăn học càng tốn kém và giờ một đống nợ về tiền bạc vay mượn cho con ăn học đang là nỗi no hàng ngày…”. Vừa khóc sụt sùi cô vừa cho chúng tôi xem bằng tốt nghiệp và bảng điểm của cháu Tâm. Nhìn cảnh tượng đó, chúng tôi không thể xót xa. 

Trở lại với câu chuyện buồn của người phụ nữ đơn thân bệnh tật đang phải gồng mình để nuôi người con gái út bị thần kinh gần 20 năm. Biết không thể có tiền và khả năng chạy chữa cho cháu Thương, bao nhiêu niềm hi vọng cô Sự đều dồn hết vào người con gái lớn. Học xong 3 năm cấp 3 trường công lập, Tâm thi đỗ vào ngành Kế toán trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Ba năm học Cao đẳng giữa mảnh đất thủ đô, Tâm đã phải tự mình đi làm thêm để có được chút tiền ít ỏi đỡ đi gánh nặng cho người mẹ. Thương mẹ, thương em và biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tâm luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện, với mong ước sau khi ra trường sẽ có được công việc để có tiền chữa bệnh cho mẹ, cho em. Cho nên 3 năm học tại trường Cao đẳng Tâm luôn giành được học bổng của nhà trường. 
 
Chia sẻ với chúng tôi sau khi đi làm tại công ty về, Tâm buồn rầu cho biết: “Lúc em tốt nghiệp, cầm hồ sơ đi việc khắp nơi nhưng không có chỗ nào nhận. Do gia đình em không có điều kiện về kinh tế, mà bây giờ xin việc ở đâu cũng cần có tiền anh ạ! Mẹ và em gái em bệnh tật như vậy, nghĩ buồn lắm…”. Không xin được việc, Tâm đành từ bỏ ước mơ, xếp tấm bằng Cao đẳng vào chiếc hòm cũ nát để xin đi làm công nhân nhồi gấu bông gần nhà, chỉ mong sao với đồng lương công nhân ít ỏi sẽ có tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ, cho em và là nguồn thu nhập chính của gia đình.  

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, cũng là lúc cô Sự đang bị căn bệnh nấm vẩy hành hạ, các bọc mụn sưng tấy bưng mủ đang vỡ, 10 đầu ngón chân đang thối đen do di chứng của bệnh. Cô sợ một ngày nào đó cô sẽ không còn sức khoẻ để chăm sóc cho em Thương. Có lẽ sự đau đớn về bệnh tật trên cơ thể cô, cô có thể chịu đựng. Nhưng mỗi lúc nhìn về người con gái bị bệnh thần kinh, nghĩ về tương lai mù mịt của em Tâm, cô càng xót xa hơn. Hơn lúc nào hết, trong lúc này em Tâm mong có được một công việc đúng với ngành mình học để có tiền chữa bệnh cho mẹ, cho em. Cô sự và em Thương mong có được đi chữa bệnh hay chí ít cũng là ít tiền nhỏ nhoi để mua thuốc uống cầm. 

Mọi sự giúp đỡ gia đình cô Sự xin gửi về. Cô Hà Thị Sự, đội 10, thôn An Cư, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại 01643714072.

Đức Tuỳ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm