Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm niệm ngày Vu Lan

Đại lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân” đã là phật tử ai cũng phải biết nhớ ân đền đáp. Vì vậy, mọi người muốn báo ân cha mẹ nên cúng dường Vu Lan, để hồi hướng cho cha mẹ tăng thêm phước lành. 

“Chiếc bóng thời gian nào chảy ngược
Dòng đời gõ nhịp chẳng ngừng trôi
Bông hồng dưỡng dục lòng Cha Mẹ
Hoa thắm công ơn tựa biển trời
Tháng bảy Vu Lan mùa báo hiếu
Ai ơi kẻo muộn – lá vàng rơi”

Dòng thời gian cứ chảy trôi như lẽ tự nhiên vốn có của nó, sau những tháng hạ với ánh nắng gay gắt, chói chang giờ đây vạn vật đang được đắm chìm trong tiết thu mát mẻ, êm dịu. Thoảng đâu đây hương hoa đại thơm dịu nhẹ, phả vào trong gió se, quyện với hơi sương giăng đầy nơi phố vắng. Phải chăng khí trời cũng đang lắng mình lại để nhẹ nhàng gợi nhắc mỗi người nhớ tới ngày lễ Vu Lan - mùa hiếu hạnh đong đầy cảm xúc.

Trước khi trở thành Phật, một bậc giác ngộ toàn giác, đức Phật cũng giống như chúng ta, là một người con được sinh ra và nuôi dưỡng trong tình yêu thương vô hạn của cha mẹ. Từ khi chào đời, Thái tử Tất Đạt Đa đã được đón nhận muôn vàn tình thương yêu của muôn dân và niềm hỷ lạc, hân hoan của vạn vật.

Trên hành trình tìm kiếm con đường giác ngộ giải thoát, thái tử không chỉ thấu suốt mọi nỗi khổ đau của chúng sinh mà hơn hết, Ngài còn nhận ra giữa muôn trùng thương đau mà con người phải chịu, vẫn luôn có một viên ngọc quý ẩn sâu trong đó, ấy chính là tình cảm, đạo hiếu niềm thương giữa muôn loài. Tình thương ấy nằm trong ánh mắt của vua cha Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da dành cho Ngài, tình thương trong những lời chỉ dạy của đạo sĩ thời danh Alàràma Kàlàma và danh sư Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ràmaputta) khi Ngài vừa rời cung điện lên đường tìm đạo, tình thương trong sự sẻ chia và cúng dường của chúng sinh.
 
Có thể thấy, nếu chỉ đơn độc một mình, vị Sa môn Tất Đạt Đa Cồ Đàm không thể tự thân chứng ngộ chân lý vô thượng. Hạnh phúc thay, khi trên con đường tìm cầu ánh sáng giải thoát, Ngài đã nhận được vô vàn tình yêu thương và sự giúp đỡ đầy chân thành của biết bao con người. Để rồi cuối cùng, hơn 2500 năm trước, một vị tu sĩ bằng nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ tương duyên của muôn loài, đã đạt được đến quả vị tối thượng Chính Đẳng Chính Giác, trở thành Phật – một bậc giác ngộ toàn giác. Thấu cảm được tình thương ấy, đức Phật đã răn dạy mỗi chúng đệ tử phải khắc ghi ơn sâu dưỡng dục của cha mẹ - những vị Phật sống đang hiện tiền và báo đền công dưỡng nuôi của chúng sinh vạn loại.

Đức Phật - bậc giác ngộ, bậc Thầy của tất cả cõi trời và người, bậc đại trí huệ được khắp pháp giới mười phương tôn kính, sau khi thành đạo đã thể hiện lòng từ hiếu của mình với phụ vương, mẫu hậu, kế mẫu vừa theo thường pháp vừa đúng Chính pháp.

Thế Tôn đã đi bộ, vượt ngàn dặm đường hiểm trở để trở về thăm phụ hoàng, khi người sắp lâm chung. Ngài lại vượt đường xa để đến bên cạnh vua cha và tự khiêng một góc linh sàng của người đến tận nơi hỏa táng. Với kế mẫu, Ngài cũng luôn tỏ lòng từ hiếu, đúng đạo một người con. 

Bên cạnh việc thể hiện chữ hiếu theo thường pháp, lòng từ hiếu của đức Phật còn nhằm mục đích hướng tất cả chúng sinh đến việc hiểu và hành Chính pháp để được giải thoát. Trong những lần gặp gỡ phụ thân và kế mẫu, Ngài đã thuyết pháp để độ cho cả hai chứng đắc quả A La Hán. Với mẫu hậu, Ngài đã ngự trên cõi trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẹ (Trong “Phật thăng Đao Lợi vị mẫu thuyết pháp kinh”).

Chữ Hiếu, hiện thân của lòng từ bi được Ngài thực hiện với tất cả mọi người mẹ, người cha đang cư ngụ tại thế gian, trên thiên giới hay đang thọ nghiệp nơi các cõi dữ. Ngài đã phương tiện thuyết pháp, đưa họ từ nơi tối tăm đến nơi ánh sáng, từ chốn khổ đau đến nơi bình an, hỷ lạc. Từ những điều bản thân đức Phật đã thực chứng, ngày Vu Lan đã ra đời như vậy.

“Rằm tháng Bảy, ngày Vu Lan báo hiếu
Mục Kiền Liên cứu Mẹ thoát đọa đày
Trống chiêng vang, rộn rã khắp đó đây
Mùa báo hiếu đang về trong “Đại Lễ”

Tứ trọng ân – bốn ân lớn mà mỗi người cần khắc ghi trong đời:

“Ân Cha nghĩa Mẹ khó quên
Công Thầy giáo dưỡng đáp đền sao cho
Ơn Phật ơn Tổ một lòng
Đàn na tín thí bốn công tròn đầy”.

Ý nghĩa Vu Lan là đỉnh cao của chân thiện mỹ, xây dựng đời sống tri thức cộng đồng, phát triển nhân sinh xã hội qua bốn phương diện gọi là Tứ trọng ân: Ân Cha Mẹ, Ân Tam Bảo Sư trưởng, Ân Tổ quốc xã hội, Ân chúng sinh vạn loại. Báo đáp “Tứ trọng ân” là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng nên ghi nhớ.

Đại lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân” đã là phật tử ai cũng phải biết nhớ ân đền đáp. Vì vậy, mọi người muốn báo ân cha mẹ nên cúng dường Vu Lan, để hồi hướng cho cha mẹ tăng thêm phước lành. Đất nước nhớ ân những người đã vì Tổ quốc hi sinh nên thiết lễ u Lan để cầu nguyện chư anh linh được về cảnh Phật… Vu Lan là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật giáo, có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa sống, đạo đức làm người trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Biết bao nhiêu năm qua, từ thời đại này đến thời đại khác, không phân biệt vùng miền sai khác, Vu Lan với những tính cách đặc trưng của mình vẫn luôn được người đời nhớ tưởng. Bởi dù thế nào đi nữa thì tâm hiếu của con người chỉ là một và lòng biết ơn, báo ơn của con người thì không hai. Chính vì thế nên nguồn sống của Vu Lan mới vững chãi đến vậy.

Theo dòng lịch sử đất nước thịnh suy, suy thịnh Phật giáo cũng theo vận nước bao lần hưng phế nhưng đại lễ Vu Lan Bồn báo hiếu thì chưa có lúc nào bị lãng quên trong tâm thức của người dân Việt. Tâm hiếu hạnh của Mục Kiền Liên tôn giả nói riêng, của người dân Việt Nam và các dân tộc trên toàn thế giới nói chung chưa có lúc nào vơi cạn. Đại lễ Vu Lan hiếu hạnh vẫn luôn trường tồn cùng năm tháng, trở thành ngày hội của tình thương, của tinh thần tri ân và báo ân, đầy đủ hạnh lành của chư Phật và đạo đức sống muôn đời của loài người.

“Tâm Hiếu là tâm Phật
Hạnh Hiếu là hạnh Phật”.

Diệu Âm Minh Tâm
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2017
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm