Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/04/2022, 06:03 AM

Cảm ơn sự tái đi tái lại của nỗi buồn để nhìn thấy bản chất thật

Sau khi quan sát con cảm nhận nỗi buồn trong con đã không tăng thêm nhưng vẫn chưa diệt được. Như vậy sự quan sát của con đã thực hành đúng chưa Thầy?

Hỏi: 

Khi có một chuyện buồn, con đã thực tập quan sát cái buồn trong thân tâm của mình. Và con đã nhìn nhận thấy cái buồn đó là sự thật đang diễn ra trong suy nghĩ của mình. Và con đã...thấy tốt hơn so với những cái buồn lần trước là con không tìm tòi thêm những cái buồn để tăng thêm nỗi buồn ngay trong hiện tại.

Sau khi quan sát như vậy con cảm nhận nỗi buồn trong con đã không tăng thêm nhưng vẫn chưa diệt được. Như vậy sự quan sát của con đã thực hành đúng chưa Thầy?

Con xin cám ơn Thầy.

Đáp: 

Không phải con quan sát cái buồn để cho tình trạng buồn đỡ hơn hay để nó mất đi cho con được thanh thản thoải mái đâu, mà là quan sát để thấy ra nó đến đi, sinh diệt như thế nào, thấy ra nhân, duyên sự đến đi sinh diệt của nó là gì, gốc nó sinh ra từ đâu và trở về đâu, vị ngọt và sự nguy hại của nó ra sao v.v...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cũng không phải là cố gắng tìm kiếm những điều đó một cách lý trí mà chỉ quan sát rất tự nhiên, khách quan và trung thực thôi thì con sẽ thấy hết. Nếu con chưa thấy hết mọi mặt trong thể tướng dụng của nỗi buồn như vậy thì sao con lại muốn nó diệt đi?

Lẽ ra con phải cám ơn sự tái đi tái lại của nó vì nó đang giúp con thấy ra bản chất thật của nó. Giống như con muốn học ra được tính dược của cây cỏ mà con lại muốn diệt hết chúng đi thì làm sao học được.

Tất cả pháp đang đến đi, dù là đúng hay sai, thiện hay ác, đều là bài học giúp con giác ngộ, mà không cần tìm kiếm đâu xa hay cố công rèn luyện để đạt được, chỉ cần ngay nơi thực tại đang là, như nỗi buồn đang khởi lên nơi con chẳng hạn, mà thấy ra sự thật là được.

Thấy ra nỗi buồn với tâm rỗng lặng trong sáng chính là minh, là giác, không thấy ra mới là vô minh ái dục, phiền não khổ đau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Xem thêm