Chủ nhật, 17/11/2019, 12:42 PM

Cẩn trọng với những người giả mạo, khoác áo nhà sư đi khất thực để xin tiền

Người mặc y áo, đi ngoài đường xá, ngã 3, ngã tư… nhận tiền của người có lòng tín ngưỡng như vậy không phải là chính thống của nhà sư khất sĩ. Đây thực chất mang tính lợi dưỡng cho nhu cầu đời sống, không đúng luật phép nhà Phật; không tạo hình ảnh đẹp, gây hiểu lầm.

 >>Phật giáo và cuộc sống

Trong thời gian qua, người đi đường từ hướng cửa ngõ các tỉnh miền Đông vào trung tâm Sài Gòn thường xuyên nhìn thấy nhiều nhà sư mặc đồ tu hành, tay ôm bình bát đứng bất kể giờ giấc tại góc giao lộ cầu vượt Cát Lái (phường An Phú, quận 2). 

Các đối tượng giả người tu hành, đứng tại giao lộ cầu vượt Cát Lái để lợi dụng sự tín ngưỡng, nhận tiền của người qua lại.

Các đối tượng giả người tu hành, đứng tại giao lộ cầu vượt Cát Lái để lợi dụng sự tín ngưỡng, nhận tiền của người qua lại.

Nhiều đối tượng giả danh, khoác áo nhà tu đứng tại góc giao lộ, ngã tư, khi có đèn tín hiệu dừng xe, các đối tượng giả danh này đã ngang nhiên đưa bình bát ra để xin tiền. Nhiều người đi đường trong lúc dừng chờ đèn tín hiệu đã để tiền vào chiếc bình bát. Không ít người còn thành kính chấp 2 tay xá người mặc đồ nhà sư sau khi cúng dường vào chiếc bình.

Khi giả mạo nhà sư khất thực tại các ngã tư, giao điểm, các đối tượng về nhà trọ đếm tiền.

Khi giả mạo nhà sư khất thực tại các ngã tư, giao điểm, các đối tượng về nhà trọ đếm tiền.

Bài liên quan

Nói về thực trạng những người lợi dụng khoác áo người tu hành để trục lợi, Nhà sư Minh Hóa (Pháp viện Minh Đăng Quang, phường An Phú, quận 2) cho rằng, người mặc y áo, đi ngoài đường xá, ngã 3, ngã tư… nhận tiền của người có lòng tín ngưỡng như vậy không phải là chính thống của nhà sư khất sĩ. “Đây thực chất mang tính lợi dưỡng cho nhu cầu đời sống, không đúng luật phép nhà Phật; không tạo hình ảnh đẹp, gây hiểu lầm”, nhà sư Minh Hóa khẳng định.

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không.

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không.

Bài liên quan

Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đó là cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh. Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý…. Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. 

Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ.

Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ.

Bài liên quan

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.

Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín.

Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín.

Bài liên quan

Khất thực xong, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. Thông thường thức ăn được phân ra làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người, và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Sau bữa ăn, các vị rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ trong chốc lát, liền lại đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ.

Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ.

Trong quyển Luật nghi Khất sĩ, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã chế định 26 phép khất thực:

Bài liên quan

1)  Phép đi khất thực chỉ từ 1 đến 2 người mà thôi, trừ khi nào đến xứ lạ thì 1-2 ngày đầu đi chung cho biết đường sá, đi từ người cách khoảng 2 thước.

 2)  Khi đi lấy cơm hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ thì được đi chung, đi 1 hàng 1 cách nhau 2 thước tây, ai lớn tuổi đạo đi trước, tập sự đi sau.

3)  Tại tịnh xá có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cúng dường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng thì giáo hội nếu đông chia ra: Phân nửa Tăng đi khất thực, phân nửa Tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.

4)  Tốt hơn là mỗi người hằng ngày đều phải đi bát, ban hộ pháp chỉ hộ thêm sau khi đi về.

5)  Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây xa đường lộ, phố xá chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi bặm cấu trược ồn ào vì như thế sẽ làm nhẹ thể pháp Phật.

6)  Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ hoặc chen lấn chỗ đám đông. Nên phải đi vào trong xóm và các đường lộ xa chợ.

7)  Mỗi đường có thể đi 3 ngày, đi xa không quá 3 ngàn thước.

8)  Bận đi phải đi luôn, bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà (ngoài đường chớ không được vào thềm) mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.

9)  Khi bát còn lưng thì ôm qua tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để vào túi phủ nắp lại quảy phía tay mặt không nhận nữa.

10)  Không nhận lãnh đồ vật để trong túi ngoài bát hoặc trên nắp bát.

11)  Không được nhận tiền, gạo, không nhận đồ ăn mặn, khi người đem đến cúng mình có thể hỏi xem chay mặn, đó là gương dạy thiện cho người.

12)  Không được đi vào nhà ai, khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai hoặc có việc của Giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chứ không ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trở về.

13)  Không được dừng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực.

14)  Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi cấm thâu nhận.

15)  Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá năm sáu câu.

16)  Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ cơm rồi sẽ nói hoặc mời người đến ngay chỗ trụ hoặc để ngày khác người thỉnh cúng dường tại nhà có Tăng đông, có cư sĩ nhiều sẽ nói.

17)  Khi đi khất thực ai muốn cúng và thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ dạy, bằng không thì thôi chớ chê khen, bắt lỗi ép buộc người ta.

18)  Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ không được dùng bằng khi túng ngặt phải gụt rửa sạch mới được dùng.

19)  Khi đi khất thực phải trang nghiêm, ngó ngay xuống, ngó xa 2 thước chớ ngó liếc 2 bên, chớ tìm lóng nghe chuyện người nói, tâm phải niệm  Phật.

20)  Đừng vừa đi vừa nói chuyện chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng lại xây mình, chớ đừng đi tắt xéo.

21)  Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau cho để bát trước.

22)  Ngày nào ai đi bát đường nào phải sắp đặt trước tại chùa chớ đừng ra đường lộn xộn.

23)  Khi đi khất thực ngoài món ăn ra không nhận món chi ai gởi hết, hãy bảo người đem lại các chùa kia.

Ai gởi cúng Phật thì không được nhận, hãy nói “Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi”.

24)  Ăn rồi đồ nếu còn dư phải cho hết không được để dành.

25)  Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.

26)  Khi đi khất thực không được chống gậy che dù…  phải mặc áo chừa cánh tay mặc đầu trần chân không, phải mặc quấn thượng y trùm kín.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm