Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/04/2020, 16:27 PM

Cậu bé mồ côi oằn mình cõng gạch kiếm 2.000 đồng giữa mùa dịch Covid-19

Mạng xã hội đang chia sẻ hình ảnh cậu bé 12 tuổi ở Hà Giang đang oằn mình cõng gạch lên bản. Mỗi viên gạch nặng khoảng 12kg, cậu được trả 2.000 đồng, quãng đường lên bản khá xa và dốc ngược, xe máy không lên được.

Thương lắm cậu bé mồ côi cha gồng mình cứu đôi mắt của mẹ

Sùng Mí Sò oằn mình cõng gạch lên bản. Ảnh: Hải Âu

Sùng Mí Sò oằn mình cõng gạch lên bản. Ảnh: Hải Âu

Theo đó, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ những tấm ảnh cậu bé 12 tuổi đang oằn mình cõng gạch lên bản ở lưng chừng núi. Người đăng tải cho biết, quãng đường lên bản khá xa và dốc ngược, xe máy không lên được nên đều phải dùng sức người.

Điều đáng nói là dù mỗi viên gạch nặng khoảng 12kg, nhưng cậu bé chỉ được trả 2.000 đồng/viên. Mỗi ngày cậu bé cõng được 3 chuyến, đồng nghĩa với việc kiếm được 18.000 đồng. Đây là một số tiền khá lớn đối với cậu và gia đình.

Hình ảnh cậu bé 12 tuổi nhưng nhỏ thó, đang oằn mình với 3 viên gạch (khoảng 36kg) trên lưng khiến ai nấy đều xót xa và thương cảm. Công việc nặng nhọc là thế, nhưng số tiền cậu kiếm được chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền chi tiêu hằng ngày của chúng ta.

Cõng mỗi viên gạch nặng 12kg, Sùng Mí Sò được trả 2.000 đồng. Ảnh: Hải Âu

Cõng mỗi viên gạch nặng 12kg, Sùng Mí Sò được trả 2.000 đồng. Ảnh: Hải Âu

Chùa nghèo và lòng từ của một Sư cô

Tài khoản Van Nguyen bộc bạch: "Nhìn những ảnh như này tôi toàn bị rơi nước mắt thôi, cảm thấy bất lực". Nickname Tung Nguyên thì nói: "3 viên gạch này chắc cũng nặng bằng người em ấy rồi, người vùng cao nhiều nơi khó khăn quá".

Người dùng Facebook có tên Nam Ninh Cung lại xót xa: "Sự vất vả này rèn luyện cho con người ta trở nên mạnh mẽ và thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh khó khăn. Ngẫm lại thấy trẻ em thành phố sướng mà khổ".

Hơn 3 tháng không được ăn cơm

Trao đổi với báo chí, bạn Mua Thị Chở (sinh viên Trường ĐH Thái Nguyên, quê ở xã Sủng Là, H.Đồng Văn, Hà Giang) cho biết cậu bé trong bức ảnh trên là Sùng Mí Sò (12 tuổi) ở cũng xã với Chở và có hoàn cảnh rất đáng thương.Chở cho biết cha của Sùng Mí Sò đã mất vì tai nạn, mẹ đi lấy chồng Trung Quốc để lại Sò cùng 2 em của mình cho ông bà nội là ông Sùng Nhìa Vá (60 tuổi) và bà Hờ Thị Sia (61 tuổi) chăm sóc.

Hình ảnh Sò khiến nhiều người không khỏi xót xa. Ảnh: Hải Âu

Hình ảnh Sò khiến nhiều người không khỏi xót xa. Ảnh: Hải Âu

Hằng ngày, Sò cùng các em của mình lên nương với ông bà. Khi nào có người thuê đi cõng gạch thì các bé lại đi cõng để kiếm tiền về mua gạo. Nhưng từ tết tới nay, Sò với ông bà của mình phải ăn mèn mén (món ăn làm từ bắp) để sống qua ngày.

"Quê em ăn mèn mén 80%, lâu lắm mới được một bữa cơm. Đó là tình hình chung của người dân tộc Mông quê em. Còn gia đình các bé thì càng khó khăn nên cơm không có để mà ăn. Vì ông bà già rồi, mù chữ, mù tiếng phổ thông nên chỉ ở nhà trồng ngô (bắp) và nuôi bò", Chở kể.

Theo lời của bạn Chở, ở thôn Sủng Là, có rất nhiều bé 6-7 tuổi đã phải đi cõng gạch để kiếm tiền. Chính bản thân Chở cũng phải đi cõng gạch, cõng đá từ năm cấp 1 để có tiền. Dù làm cả ngày nhưng vẫn không được 20.000 đồng.

3 anh em Sò cùng bà nội. Ảnh: Mua Thị Chở

3 anh em Sò cùng bà nội. Ảnh: Mua Thị Chở

'Bà tiên già' của trẻ vùng cao

Căn nhà mà Sùng Mí Sò đang ở cùng ông bà là nhà đắp đất (nhà trình tường) - kiểu nhà truyền thống của dân tộc Mông ở Đồng Văn. Cả nhà có điện xài nhưng nước thì phải đi hứng từng giọt ở hốc đá hoặc sử dụng nước mưa.

Sùng Mí Sò hiện học trường PTDT bán trú tiểu học Sủng Là, em út của Sò là Sùng Mí Sính thì học lớp 2 trường thôn Lao Xa. Riêng em giữa là SùngThị Và (11 tuổi) đã nghỉ học từ khi ba mất.

Hiện đang trong thời gian nghỉ dịch nên Sùng Mí Sò ở nhà phụ ông bà làm nương và đi oằn mình cõng gạch khi có người thuê. Những buối trời giá rét, Sò phải mang ủng để giữ ấm và không bị trơn trượt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm