Thứ năm, 25/04/2019, 15:00 PM

Câu chuyện của vị tiến sĩ chuyên bảo tồn nhục thân các vị Thiền sư Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Lân Cường hình tượng hóa nghề nghiệp của mình bằng một hình ảnh chiếc đầu lâu. Đây chính là biểu tượng của niềm đam mê ông theo đuổi suốt nửa thế kỷ nay. Ông cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc khai quật và bảo tồn nhục thân các Thiền sư Việt Nam trong nhiều năm qua.

>>Góc nhìn Phật tử

Nhân duyên bất ngờ và tấm danh thiếp in hình đầu lâu có 1 không 2

Bài liên quan

Là con thứ tư trong đại gia đình có 8 người con gồm 6 Giáo sư hoặc Phó Giáo sư, 7 Tiến sĩ, của Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, PGS. TS. Nguyễn Lân Cường cho biết, bố mẹ không ép buộc về chuyện học, nhưng có định hướng.

Năm 1964, tốt nghiệp với đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Phương pháp nuôi cá mè ở ruộng nước”, chàng sinh viên được phân về làm việc tại Viện Dược liệu. Chỉ làm được một tháng, thấy công việc không thỏa được lòng khao khát đi đây đi đó, tìm hiểu những điều mới lạ, chàng trai xin vào Đội khảo cổ (nay là Viện Khảo cổ học), cơ quan đang có nhu cầu tuyển nhân sự chuyên nghiên cứu về… xương người.

Ông rất hào hứng khi chia sẻ là công trình nghiên cứu về nhục thân của các vị thiền sư tại 3 ngôi chùa: Chùa Đậu (Hà Nội), chùa Tiêu Sơn và chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Ông rất hào hứng khi chia sẻ là công trình nghiên cứu về nhục thân của các vị thiền sư tại 3 ngôi chùa: Chùa Đậu (Hà Nội), chùa Tiêu Sơn và chùa Phật Tích (Bắc Ninh)

Ông Cường tâm sự: “Tôi thích làm những việc ít người làm, thích sáng tạo, thích hoạt động. Khi biết có công việc được đi khắp các miền đất nước, khai quật những di chỉ khảo cổ, nghiên cứu những bộ xương để tìm ra chủ nhân của các nền văn hóa, tôi mừng như bắt được vàng”.

Hành trình theo nghề “xương xẩu, đào mồ cuốc mả” của nhà khoa học bắt đầu ngẫu nhiên như thế. Nhưng để theo đuổi nghề, lại là vô vàn nhọc nhằn, thử thách. Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, ông cùng đồng nghiệp rong ruổi khắp nơi, bất chấp bom đạn, điều kiện đường xá xa xôi cách trở.

Đúng là “đâu có xương là tôi cứ đi”, theo cách nói đùa của ông. “Chuyện đạp xe từ Hà Nội xuống Quảng Ninh là thường. Có lần đi công tác ở Thanh Hóa, chúng tôi gặp bom Mỹ suýt bỏ mạng. Thời chiến đã vậy, rồi thời bình, chúng tôi phải đi vào những vùng “rừng thiêng nước độc”, mưa lũ chực chờ. Mỗi lần đi, ngắn thì vài tuần, dài thì vài tháng, mà chỉ 3 – 4 anh em đi đào một di chỉ thôi, sống chung cùng muỗi, vắt, rắn rết”, ông kể.  

Card visit độc đáo của PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Card visit độc đáo của PGS.TS Nguyễn Lân Cường

Phát hiện đầu tiên về thuật ngữ thiền táng, tượng táng từ nhục thân các vị Thiền sư

Lịch sử, đặc biệt khảo cổ học, thường bị người “ngoại đạo” có cảm giác là môn khoa học rất khô khan, cũ kỹ. Thế nhưng, với ông Cường, khảo cổ lại chứa đựng nhiều điều… mới mẻ.

Bài liên quan

Một trong các công trình “độc đắc” mà ông rất hào hứng khi chia sẻ là công trình nghiên cứu về nhục thân của các vị thiền sư tại 3 ngôi chùa: Chùa Đậu (Hà Nội), chùa Tiêu Sơn và chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Ba bức tượng của các vị thiền sư tại các ngôi chùa này đều chung một hình thức “thiền táng”, nghĩa là các vị chân tu đã đi vào cõi vĩnh hằng trong tư thế ngồi thiền, sau đó các di hài được bó lại bằng nhiều lớp vải có phủ sơn ta.

Táng thức độc đáo này được ông phát hiện ra rất ngẫu nhiên: “Năm 1983, khi về chùa Đậu lần đầu, tôi phát hiện trong vết nứt trên đầu của thiền sư Vũ Khắc Minh có xương sọ. Quá hay, nếu chứng minh được đây là di cốt nguyên dạng, không phải là lắp ghép. Tôi xin phép Bộ Văn hóa đưa tượng về Bệnh viện Bạch Mai chụp X - quang để chứng minh. Kết quả đúng như lời tôi dự đoán. Từ đó, thuật ngữ “thiền táng” hay “tượng táng” do tôi đặt ra được công nhận, tương tự như khi nói đến các táng thức như địa táng, hoả táng, thủy táng…”

Nhà điêu khắc Bùi Đình Quang (trái) và nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường tái tạo hình dạng của nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết dựa vào di cốt còn lại

Nhà điêu khắc Bùi Đình Quang (trái) và nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường tái tạo hình dạng của nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết dựa vào di cốt còn lại

Hai mươi năm sau, ông lại cùng các bạn đồng nghiệp suốt 6 tháng ròng rã mới tu bổ thành công tượng hai vị thiền sư ở chùa Đậu.

Có lẽ vì cá tính thích mày mò đến những lĩnh vực mới nên ông Cường nhiều lần gặp phải tai nạn nghề nghiệp… không giống ai.

Năm 2005, một lần khai quật xác ướp tại khu đô thị mới Vườn Đào (quận Tây Hồ, Hà Nội), ông cùng đồng nghiệp bị hàng trăm người địa phương “bao vây”. Người dân quá tò mò với chuyện phát hiện một xác ướp ngay giữa lòng Thủ đô. Bất đắc dĩ, nhà khảo cổ học phải nghĩ ra cách: Yêu cầu người dân ngồi xung quanh, và chúng tôi sẽ đưa từng hiện vật đào được lên cho người dân xem để cho họ trật tự đừng quấy rối". Vô tình trong số hiện vật có một chiếc túi gấm đã mủn quá, không thể giơ lên, ông cất đi để bảo quản. Ngờ đâu hành động ấy gây rắc rối cho ông.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường trong một cuộc khai quật

PGS.TS Nguyễn Lân Cường trong một cuộc khai quật

Bài liên quan

“Lập tức ngày hôm sau Ủy ban phường gọi điện cho tôi, bảo rằng dân thông báo ông Cường có giấu đi một chiếc túi nhỏ chứa “báu vật”. Thế là tôi hôm sau tôi phải lên nói chuyện, chiếu ảnh cho hàng nghìn người xem trong chiếc túi ấy đựng gì. Đâu phải vàng bạc báu vật, chỉ là 20 chiếc răng nhuộm đen của người tiền sử”, ông cười hóm hỉnh.

Bộ môn khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử, dùng những hiện vật đào được để làm rõ, thuyết minh cho những vấn đề lịch sử. Thế nhưng, có khi chính nhà khảo cổ phải “nhập vai” để chứng minh kết luận của mình.

Kỷ niệm lần khai quật di chỉ Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ, Tp. HCM) là một ví dụ: “Có nhà nghiên cứu bảo là những bộ xương ở đây chắc là được cải táng, vì mộ chum nhỏ quá, làm sao mà chôn vừa một người. Dựa vào xương bàn chân và cổ chân còn nguyên dạng nằm ở đáy chum, tôi kiên quyết bảo vệ luận điểm của mình: Đây là những bộ xương được chôn nguyên dạng. Thấy có người vẫn nghi ngờ, tôi cởi phăng quần áo, làm thực nghiệm như một cư dân cổ đã… yên nghỉ trong chiếc chum”.

Về sau, bức ảnh chụp ông làm “chuột bạch thí nghiệm”, nằm co mình trong lòng chum không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả ở nước ngoài.

Cả đời làm việc liên quan tới xương và đầu lâu

Cả đời làm việc liên quan tới xương và đầu lâu

Hơn 70 tuổi vẫn mải miết với những chuyến đi khai quật khảo cổ, cuộc gặp trong ngày nghỉ hiếm hoi giữa hai chuyến đi nối tiếp nhau, ông lại say sưa nói về dự định hoàn thành cuốn sách 400 trang, khoảng 100 hình minh họa do chính tay mình vẽ, tựa đề: “Bộ xương người nói với bạn điều gì?”.

Ông sôi nổi: “Bạn chờ xem, tôi chắc chắn ở Việt Nam chưa có cuốn sách nào vẽ xương người đẹp như thế. Tôi không in màu mà chỉ in đen trắng để giá rẻ. Có vậy, sinh viên, người bình dân mới mua được sách” .

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm