Câu chuyện Đề Bà Đạt Đa ham danh lợi, hại Phật để nắm giáo đoàn
Đề Bà Đạt Đa là em con ông chú của Phật. Sau khi xuất gia làm đệ tử Phật, vì ham danh lợi, muốn nắm giáo đoàn, xin Phật không cho. Ông đâm ra thù Phật, muốn hại Phật.
Đề Bà Đạt Đa là em con ông chú của Phật. Sau khi xuất gia làm đệ tử Phật, vì ham danh lợi, muốn nắm giáo đoàn, xin Phật không cho. Ông đâm ra thù Phật, muốn hại Phật.
Một hôm, ông đặt ra năm giới khổ hạnh. Một là không uống sữa; hai là không ăn muối; ba là đi khất thực, ăn một bữa; bốn là mặc y phấn tảo; năm là ngồi ngoài trời. Ông đem lên trình với Phật, yêu cầu Phật ban hành cho các tỳ kheo.
Phật dạy: “Giới luật ta chế ra đều có nhân duyên, chớ không phải điều gì cũng cấm.”
Phật không chấp nhận, ông vẫn đem công bố cho các vị tỳ kheo, nói rằng giới luật của ông cao nghiêm hơn của Đức Phật. Một số tỳ kheo 500 người nhẹ dạ, nghe theo ông. Ông dẫn họ về trụ xứ ông.
Phật sai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đến thuyết pháp. Đem các tỳ kheo đó về về. Khi thấy Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đến, Đề Bà Đạt Đa nói: “Ta mỏi mệt, để ta an nghỉ. Hai tôn giả hãy giáo hóa chúng tỳ kheo.”
Hai tôn giả thuyết pháp, làm cho các vị tỳ kheo được chánh kiến, liền theo hai tôn giả về với Đức Phật, khiến cho Đề Bà Đạt Đa giận tức, buồn phiền.
Sau, ông Đề Bà Đạt Đa chỉ còn có năm tỳ kheo. Tiếng xấu của ông đồn xa. Mọi người không ai chịu cúng dường cho nhóm ông nữa. Ông phải chịu đói khổ. Ông lại mướn người bắn tên tẩm thuốc độc để hại Phật. Những mũi tên bắn ra đều hóa thành hoa sen rơi xuống. Muốn bắn Phật, lại trở thành tán hoa cúng Phật.
Phật đang ngồi thiền dưới chân núi. Ông leo lên trên, lăn đá xuống để đè Phật. Nhưng đá cứ chạy hai bên không trúng Phật. Một mảnh đá vỡ ra trúng vào ngón chân út Phật chảy máu. Phật dạy, “Này, Đề Bà Đạt Đa làm thân Phật ra máu, phải bị đọa vào địa ngục vô gián muôn kiếp.”
Đề Bà Đạt Đa cố tình hại Phật, nên tiếng dữ đồn xa, đi khất thực không ai cúng dường. Ông bèn trở về thành Ca Tỳ La Vệ, quê hương của ông. Nhưng ở đây, giòng họ Thích cũng nghe được tiếng xấu của ông nên không ai cúng dường. Ông phải chịu nhiều vất vả, khổ cực.
Rồi ông trở về chốn Phật, tỏ ra ăn năn, sám hối. Khi ông lễ dưới chân Phật, hai tay ông đưa ra, mười ngón tay nhọn có tẩm thuốc độ, cố bấu vào chân Phật, Phật liền rút chân lại. Đất nứt ra và ông rớt xuống địa ngục vô gián, bị lửa thiêu đốt không gián đoạn, chịu khổ lâu dài.
Trong các Pháp do tâm làm chủ
Tâm dẫn đầu, tạo đủ các duyên.
Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền
Như xe lăn bánh, khổ liền theo sau.
Trích trong “Góp nhặt lá Bồ Đề”
Thích Tịnh Nghiêm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa của việc cúng dường Pháp bảo
Phật giáo thường thức 13:27 07/01/2025Cúng dường Pháp bảo là sự chia sẻ trí tuệ và kinh nghiệm giác ngộ, giúp cho mọi người tìm ra con đường diệt khổ, đem đến hạnh phúc an vui không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Vì lẽ đó, cúng dường Pháp bảo được ca ngợi là tối thượng.
Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?
Phật giáo thường thức 09:22 07/01/2025Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Phật giáo thường thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Có phước nhưng không có trí, quả báo ra sao?
Phật giáo thường thức 17:22 06/01/2025Người học Phật phải cảnh giác, quan sát thật kĩ, rất kĩ, hậu quả của họ không thể lường được, rất đáng thương.
Xem thêm