Câu chuyện về những viên xá lợi 'sống'
Khởi hành từ ngôi tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận), chiếc xe 15 chỗ của chúng tôi đang tiến về TP.HCM theo sự hướng dẫn của thầy, để viếng thăm một số ngôi chùa, tự viện, tịnh xá ở miền Nam.
Những câu nói hay đáng để suy ngẫm của Sư Giác Minh Luật
Trong xe chư Tăng đang bàn luận về một câu chuyện của cô Phật tử Diệu Chơn, nhà ở ngã ba 46 (Hàm Tân). Cô Diệu Chơn tôn thờ một viên xá lợi. Hằng ngày do cô cung kính đảnh lễ, trân quý viên xá lợi như hiện thân của Đức Phật ở đời để chiêm bái và cúng dường.
Sau một thời gian khoảng 10 tháng, thì bỗng nhiên viên xá lợi này lại phát sanh ra thêm nhiều viên khác, với sắc màu rực rỡ tuyệt đẹp. Cô cảm thấy vui mừng, hoan hỷ vô cùng về sự nhiệm mầu của Phật pháp, nên phát tâm đem những viên xá lợi đó cúng dường lại các ngôi chùa, tịnh xá lân cận để tôn thờ.
Các sư trong xe, sư nào cũng đưa ra những suy nghĩ của mình về hiện tượng trên. Câu chuyện về những viên xá lợi nhiệm mầu của cô Phật tử Diệu Chơn đã gây ra nhiều xôn xao. Sư Giác Huyền thì cho rằng:
“Do cô Phật tử quá cung kính và đảnh lễ mỗi ngày, nên tâm cô đã cảm ứng với tâm chư Phật, và xá lợi phát sinh thêm để minh chứng cho lòng thành của cô”. Nhưng sư Giác Tầm không chấp nhận ý kiến trên, sư nói: “Theo con trò, thì do viên xá lợi của cô Phật tử Diệu Chơn tôn thờ đích thực là xá lợi của Đức Phật, nên tự nhiên nó sẽ phát sinh những viên xá lợi khác để lưu truyền mãi đời đời”. Còn tôi thì lại cho thêm một ý kiến để góp phần cho câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn hơn, tôi nói: “Thì do viên xá lợi đó đã tồn tại rất lâu năm, nên đúng thời duyên thì nó phát sinh thêm”. Sư nào cũng có ý kiến, suy nghĩ riêng của mình, nên rốt cuộc câu chuyện cũng không đưa ra được lời kết, làm trong xe ai cũng xôn xao.
Một hồi lâu thầy tôi mới lên tiếng. Thầy bảo: “Các con biết những viên xá lợi đó xuất phát từ đâu không? Chính ngay từ sự vọng tưởng của các con. Cứ để tư tưởng chạy theo sự vướng mắc, hoài nghi hoài, thì sẽ không bao giờ tìm ra được nguyên nhân sự phát sinh của những viên xá lợi, nếu các con chưa chịu dừng lại mọi suy nghĩ, vọng tưởng, hoài nghi của chính mình”.
Giác Minh Luật - Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn
Trong xe ai cũng im lặng để lắng nghe những lời chỉ dạy của thầy. Mọi tiếng động, xầm xì dừng lại ngay tức khắc.
Thầy nói tiếp: “Chính các con là những viên ngọc xá lợi quý báo, tỏa sáng rực rỡ giữa thế trần, và sẽ phát sinh ra hàng ngàn viên xá lợi nữa để lưu lại cho đời. Nếu các con biết tận dụng xác thân tạm bợ này, mà tinh tấn tu trì đúng chánh Pháp, làm giáo pháp của chư Phật được tỏa rạng khắp muôn nơi, hướng mọi người quay về với chánh đạo, thoát ly kiếp sống luân hồi khổ đau. Khi lớn lên, thế hệ của các con phải biết tiếp nối mạng mạch của Phật pháp, tiếp độ tăng chúng, đào tạo tăng tài, nuôi dưỡng mầm mống của Phật pháp sau này, để giáo lý từ bi, vị tha, bình đẳng của chư Phật mãi trường tồn trên thế gian. Thì chính các con là những viên ngọc xá lợi sống, đang hiện hữu giữa cõi đời, ngày đêm tỏa sáng hào quang để mọi người tìm đến mà quy y và nương tựa”.
Nghe xong những lời thầy dạy, quý sư ai cũng im lặng, để tự nhủ với bản thân mình. Tôi chỉ biết ngồi im và nhìn lại tự thân, vì đã để cho những vọng tưởng cứ dấy khởi trong tâm, đôi khi lại dấy lên những phiền não trong sự mâu thuẫn giữa các tư tưởng lẫn nhau.
Giờ đây tôi cảm nhận câu chuyện của những viên xá lợi sống và những lời dạy của thầy chính là một bài học vô giá, để tôi cần phải chiêm nghiệm và thực hành trong đời sống tu tập hằng ngày của chính bản thân mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm