Câu hỏi thứ 5: Tại sao “Xác định các pháp tu tập” lại bị bỏ quên
Tại sao “Xác định các pháp tu tập” được Trưởng lão nói đến như là phương pháp luận, như là bảo bối, là hành trang cho người học Phật lại bị bỏ quên?
“…Tư duy lại toàn bộ những điều tôi đã trình bày thì rõ ràng không thể mỉm cười an nhiên, tự tại như hình ảnh của Trưởng lão khi nhập diệt. Nhưng thật lạ, tôi cứ nghĩ mãi đến nét cười mỉm, an nhiên, tĩnh tại thể hiện trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của Trưởng lão. Nó như một đức tin vững chắc về tất cả những “…Điều cần nói đã nói/ Việc cần làm đã làm…”.
Đọc lại câu thơ Trưởng lão “Những buổi chiều tà mưa phủ trắng/Thầy cười tha thứ kẻ vong ân”. Đó là một loạt sự kiện các sư thầy bạc nghĩa đã đầu quân đã theo thầy để học đạo nhưng rồi chỉ vì “không thực hiện nổi ăn chay ngày một bữa”, những sư thầy phá hạnh độc cư…trở cờ phụ bỏ ơn thầy đã đành mà còn có thầy quay lại công kích, dè biểu sự cực đoan ăn chay ngày một bữa. Tội gì lại thế, cứ “ăn no, ăn ngày 3 bữa đi thì người mới khoẻ, nhiếp tâm cái là được liền”. Thậm chí, họ đồn đoán thầy đang bệnh nặng lắm. Bệnh nặng mà ra vào, tập trung dạy học, biên soạn mỗi năm đến hơn 2 bộ sách…Nụ cười của thầy chính là sự bao dung rộng lớn vô bờ và sự thấu hiểu tận cùng nhân quả khi tin chắc cái thư viện Chơn Như mãi mãi là của báu mà sẽ có vô số hậu bối tìm đến học tập, tim kiếm chánh Pháp. Thịnh hay suy, được hay mất đều do nhân quả mỗi người, nhân quả của dân tộc. Và ngay cả với nhân quả của chính mình, những sai lầm do khiếm khuyết, nôn nóng, những ưu tư lo lắng cho số phận của tất cả chúng sinh…
Tua lại một chút, bài 4 làm phần dẫn nhập cho tiêu đề trên là chủ ý để độc giả hiểu được sự kính trọng mà tôi dành cho thầy, nhưng điều đó không ngăn tôi chỉ ra những khiếm khuyết, điều đó không có nghĩa rằng thầy là tuyệt đối đúng. Sai lầm là nhân mà thực trạng chính là quả. Tôi đã làm điều này ở Trường Sinh Học mà không ngại mang tiếng “học trò bạc nghĩa” vì sự trân trọng, quý kính người thầy đã dạy mình như Đức Phật đã từng quay lại với Alara Kalama và Uddaka Ramaputa.
Do không xác định được nhất tâm Trưởng lão đã đi sai đường, bỏ rơi chiếc chìa khoá mới nhặt được mà theo cách ví von, tôi mày mò theo sau đã nhặt được của đánh rơi thôi.
Nhất tâm là định
Bốn niệm xứ là định tưởng
Bốn tinh cần là định tư cụ
Sự luyện tập, sự tu tập, tái tu tập những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
Đó là hành trình an trú thân tâm ở sơ thiền mà điều này được nâng cao ở tứ thiền
Thở vô thở ra là thân hành
Tầm tứ là khẩu hành
Tưởng thọ là ý hành
Đó là toàn bộ giáo trình, với từng học phần cụ thể, chi tiết được nén lại. Nhất tâm là hành trình hợp nhất với 2 pháp Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần.( đặc biệt nếu bạn có thêm hiểu biết đầy đủ, có năng lực tư duy về tứ đại là tốt nhất).
Hành trì hoàn tất học phần này tức đã hoàn thiện giới luật một cấp học cơ bản nhất, tiểu học. Một chương trình học mà nóng vội thầy đã:
1. Bỏ qua thiền định (tứ thánh) để đưa vào đấy: như lý tác ý, xả tâm ly dục, nhiếp tâm, hướng tâm để không còn vọng tưởng như Thiền Đông Độ cho dù giải trình kiểu nào cũng bộc lộ ý tưởng lối mòn một thời Đông Độ.
2. Rút Bát chánh đạo đưa vào chương trình đào tạo Tứ niệm xứ, nâng cao như một bộ phận ưu tú đặc sắc chuẩn bị hình thành một đội ngũ A-la-hán. Giống như Đ.H một đệ tử của thầy P.L Yên Bái mà con tôi vẫn ca ngợi, “Còn trẻ, nhưng đã vào Tứ niệm xứ. Nay mai đã là bậc A-la-hán.” Và cả thầy P.L lúc ấy cũng nói với tôi rằng thầy sẽ biến cái trú xứ Làng Nguyên Thuỷ Y.B đầy A-la-hán. Vâng, A-la-hán sẽ đi đầy đường. Nhưng rồi Đ.H lại quay sang nói xấu thầy, công kích thầy. Rồi sau đó quay lại sám hối, xin trở về tiếp tục tu tập.
3. Một chìa khoá khác nữa cũng đánh rơi như thế đó là kinh Bát thành đó là những pháp hành xác định con đường tu tập chỉ có tứ thánh định không gì khác. Qua đó, một anh đi thông đến định tứ thiền để trở thành bâc A-la-hán hoặc chỉ cần tu tập tứ vô lượng tâm (bằng chìa khoá nhập môn nhất tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần) là đã an trú ở sơ thiền đã là Niết bàn trong cõi đời ô trọc, khổ ải, trầm luân này rồi. Tất nhiên, bạn tu Tứ vô lượng tâm muốn học liên thông lên đến A-la-hán thì bước vào nhị thiền, tam thiền. Nhưng ngay cả Trưởng lão cũng lúng túng khi giải trình chương trình đào tạo này cho rằng “tám pháp như nhau” nên đưa tứ thánh định vào trọn trong Định(còn Giới và Tuệ thì không có pháp hành) và…cả Tứ vô lượng tâm cũng vậy, có thể vào tam minh!!!...Mà muốn vào tam minh thì phải nhập định tứ thiền là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, diệt hết hỷ ưu, tịnh chỉ các hành, tịnh chỉ hơi thở, miên mật nhiều ngày đêm. Bạn tu Tứ vô lượng tâm làm được điều đó sao?
Rút Tứ niệm xứ đưa lên, phá vỡ các pháp hành sơ thiền, sự nóng vội đã khiến thầy mắc vào bẫy lưới mà bậc tiền bối đã giăng khi đưa vào kinh tạng kết tập. Dù đã xác định “…Trong một bài kinh Nguyên Thủy mà còn thêm bớt, làm sai lệch như thế này thì cả tạng kinh Nguyên Thủy hiện có hẳn phải còn sai biết bao nhiêu lần trong ấy."
Ngộ nhận 4 bậc thiền như là bốn pháp độc lập, ngang nhau phá vỡ hệ thống cao thấp, muốn nhập nhị thiền phải có sơ thiền.
“…1. Sơ thiền là pháp độc nhất thứ nhất trong kinh bát thành: Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt.” Vị ấy vững trú ở đây đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết Bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố...”
Muốn nhập nhị thiền phải có sơ thiền. Trong Tứ thánh định, tôi nghe đi nghe lại chắc có đến 100 lần để tiếp nhận chuẩn xác những đoạn quan trọng mà thầy nhập nhị thiền, tứ thiền. Và sơ thiền cũng vậy, ngay chính thầy cũng không nghĩ rằng mình là trường hợp đặc biệt chỉ điều chỉnh, dung nạp thêm chút ít về tri kiến giải thoát thôi là đạt: 5 chi thiền: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.
Đáng tiếc, trải nghiệm để có nhất tâm thì thầy không trải qua như đã trình bày sự khác biệt giữa thầy và Đức Phật lại chính là cái nhân gây nên. Thầy chỉ cần hướng tâm “tịnh chỉ tầm tứ vào nhị thiền” là được liền, tức khi tiếp cận chánh Pháp, thầy đang an trú ở sơ thiền (và đã đánh giá sai sơ thiền, nó không phải nhiếp tâm không vọng tưởng một hai phút, hay một hai giờ). Và cũng thầy nhấn mạnh rằng sơ thiền là giai đoạn quan trọng cực kỳ khó mới đạt được. Hướng tâm là vào sơ thiền, thầy vào đến Định mà không phải qua Giới vì vậy cho rằng toàn bộ Tứ thánh định nằm trong Định rồi từ đây những tu sinh gà gật, cứ chúi mũi ở trong thất mà thiền định khiến thầy khó chịu và mắng “ngồi thiền như con cóc”. Ta nhớ giai thoại Tô Đông Pha và Phật Ấn: Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:
- Giống một đống phân bò!
Có lẽ ai cũng đoán được câu đùa cay độc của Tô Đông Pha dẫn đến quả gì. Và thực trạng Chơn Như cũng gần như vậy, đó là một minh chứng. Sự đánh rơi chìa khoá vàng, chuyện sóng gió Chơn Như, chuyện người em gái duy nhất trở thành đồ đệ của “học trò bạc nghĩa”, chuyện Chơn Như chia ra hai cổng, hàng loạt chuyện học trò rụng như sung khi vào tứ thiền, rất nhiều trò bất nghĩa, v.v…
“Ăn no, ăn ngày 3 bữa đi thì người mới khoẻ, nhiếp tâm cái là được liền…”. Câu nói của một “học trò bạc nghĩa” chính là thực trạng xem thường Pháp hành phổ biến trong giới Phật tử Nguyên Thuỷ vừa dựng lại. Họ không xem điều đó quyết định đường vào đạo. Tình trạng trộn lẫn chính phẩm, thứ phẩm bất chấp uy tín doanh nghiệp, uy tín thương hiệu chánh Pháp là vậy. Chính Trưởng lão thực ra cũng bị chính cái tri kiến dung nạp từ định kiến thiền Đông Độ nên chưa nhận thức đầy đủ khiếm khuyết đó. Sự nhập nhằng đạo - đời đã là một chướng ngại khủng khiếp chưa được đối trị, phá vỡ còn sự dính mắc thân tâm thì đơn giản bị đập phá thẳng thừng, chứ không tháo gỡ.
Cái gia đình Trường Sinh Học (TSH) của tôi hoàn toàn bị vỡ làm 3, chỉ có tôi bám chắc Nguyên thuỷ với pháp hành quyết định “chay ngày một bữa” còn lại, vợ tôi ngã mặn, bỏ thiền, sống hoàn toàn theo cái lẽ của đời còn vợ chồng thằng con trai pha trộn nửa đời, nửa đạo. Ăn chay 3 bữa, cũng bỏ thiền. Các em, cháu, bạn bè, bằng hữu TSH của tôi bỏ tất vì nhìn vào gia đình tôi. Con tôi vận động cả nhà bỏ “Ngồi thiền như con cóc” đi.
Tôi hoàn toàn chưa dám thốt lên lời trách cứ người thầy chưa từng qui y, chưa từng đặt pháp danh cho tôi mà thầy cũng chẳng hề biết mặt mũi của thằng học trò táo tợn này bao giờ. Tôi vẫn nghĩ: Tất cả hành trình một đời người là nhân quả. Biết bao nhiêu người tiếp cận chánh Pháp nhưng rồi được mấy người biết lấy nó làm phương tiện để vượt sang bờ bên kia. Mà kể ra chánh Pháp đã xuất hiện bằng gương mặt toàn mỹ, sự toàn thiện, toàn chân đâu. Nó luôn bi lẫn giữa thế tục, lẫn giữa ám muội, mê lầm giữa đời sống vô minh mà thành trì vô minh thì không có bất cứ thứ vũ khí nào có thể công phá nổi.
Từng đi qua một thời Trường Sinh Học, hơn ai hết, tôi thấm thía với chỉ trích của Trưởng lão.Thật sự điều ấy không ngoa, những học viên đa phần bệnh tật, bệnh tật trầm kha, nhiều trường hợp phải dìu, phải kè hai bên, thậm chí khênh vào trên cáng. Cả thiền đường, những cái đầu cúi rạp, nghẽo sang bên, gà gật như gà mổ thóc. Chướng ngại đấy, năm triền cái đấy. Nhưng ác nghiệt thay muốn đối trị 5 triền cái thì ứng dụng “dĩ độc trị độc” mang lại hiệu quả thì sao lại phải so đo, toan tính? Nó sẽ lần lượt được thay vào bằng tầm, bằng tứ, bằng hỷ, lạc và đặc biệt nhất tâm. Đấy cũng chính là câu trả lời vì sao mà Trường Sinh Học vẫn sống dù rất cầu ở…phước chủ, may thầy. Trong sai lầm sa đà vào trò chơi tâm linh, hay vào đức tin tuyệt đối về tác ý, về hướng tâm, về tinh thần thì TSH cũng không khác với Nguyên thuỷ khi vô tình không nhận ra Thiền định không chỉ là sự điều tâm, hướng tâm mà còn là sự hợp nhất, sự nhất tâm, sự luyện tập, sự tu tập, tái tu tập các pháp ( Nhất tâm - Tứ niệm xứ- Tứ chánh cần). Nhất tâm là định các bạn ạ!!! Lẽ nào học viên đến để đưa ra cho tôi công án“ Học thiền để trị bệnh hay để giác ngộ chú?” lại là sự thị hiện nào đó của một Bồ tát. Có thể có…mà cũng có thể không! “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Ta không thể đi thay các con được”.
Câu hỏi thứ 4 dành cho những ai quan tâm đến đạo Pháp, quan tâm đến số phận con người
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm