Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/02/2024, 10:18 AM

Cầu Phật gia hộ

Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.

Bắt đầu niệm hương trước thời khóa tụng cũng đều đọc câu “Cầu Phật từ gia hộ…”. Xuân về cũng thường chúc tụng nhau bằng câu đầu là “Cầu Phật gia hộ”… Nó trở thành câu cửa miệng quen thuộc của người con Phật. Vậy, Phật là vị Thần bảo hộ cho mọi người ư? Là Đấng quyền năng có thể ban cho mọi người sự an lành hạnh phúc chăng? Hay chỉ là vị Thầy dẫn đường cho chúng sanh?

Trong Tạp A Hàm quyển 46, số 1229 bài kinh Tự Hộ, Vua Ba Tư Nặc đã từng suy nghĩ về vấn đề này và được Phật giải đáp dứt khoát:

“… Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy tự nghĩ: “Thế nào là tự hộ, thế nào là không tự hộ?”. Rồi lại nghĩ: “Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết những người này là không tự hộ. Nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự hộ.

Ngày Xuân đến chùa lễ Phật cầu bình an, hạnh phúc đến mình và mọi người, cũng là cầu cho mình và mọi người làm nhiều hơn điều thiện.

Ngày Xuân đến chùa lễ Phật cầu bình an, hạnh phúc đến mình và mọi người, cũng là cầu cho mình và mọi người làm nhiều hơn điều thiện.

Phật bảo Đại vương:

“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết những người này là không tự hộ, mà nói là hay tự phòng hộ. Tuy nói là tự phòng hộ bằng quân voi, ngựa, xe, bộ, dùng chúng để tự phòng hộ, nhưng thực ra không phải là tự phòng hộ. Vì sao? Vì tuy phòng hộ bên ngoài, nhưng không phòng hộ bên trong. Cho nên Đại vương! Đó gọi là không tự phòng hộ.

Đại vương, Nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự phòng hộ. Tuy họ không dùng quân voi, ngựa, xe, bộ để tự phòng hộ nhưng thực ra là tự phòng hộ. Vì sao? Vì phòng hộ bên trong. Đó gọi là khéo tự phòng hộ, chẳng cần phòng hộ bên ngoài.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Khéo phòng hộ thân khẩu

Và tất cả ý nghiệp

Tự hộ bằng tàm quý

Đó là khéo phòng hộ”.

Nếu thân luôn làm điều tốt đẹp, không hại người, làm tổn thương mạng sống chúng sanh, không trộm cắp, xâm phạm sở hữu riêng tư của mỗi người, không tà dâm, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác; miệng không nói dối gạt ai, không chửi rủa ai, không ly gián ai, không đặt điều đơm đặt ai; ý nghĩ không hận thù, ganh ghét, tham lam ác, thủ đoạn, tranh chấp hơn thua v.v… thì làm gì có kẻ thù, bạn xấu? Ăn no. Ngủ yên. Đi đứng nằm ngồi, nói năng, im lặng ung dung tự tại. Không âu lo. Không sợ hãi… như trong Kinh Tương Ưng bộ I, 136, Phật nói bài kệ: “Khi thức không âu lo./ Khi ngủ chẳng sợ hãi./ Ngày đêm không khởi lên,/ Phiền não bận lòng Ta,/ Ta không thấy tai hại./ Một chỗ nào trên đời”. Thì đâu  cần có bảo vệ bên ngoài, nào quân đội voi ngựa… súng ống quanh mình?! Phật chẳng gia hộ cho ai cả, chỉ tự mình gia hộ cho mình thông qua những hành động, lời nói ý nghĩ thiện mà thôi. Ngược lại, nếu cứ tạo ác nghiệp thân khẩu ý, không biết hổ thẹn ăn năn hối cải, thì có cầu tam thiên chư Phật Bồ tát, đọc thiên kinh vạn quyển, trì vạn vạn thần chú, lạy bách bách hồng danh, lập đàn đàn cầu nguyện… mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hưng vượng, sự nghiệp hanh thông… gia hộ bên ngoài thì tai họa vẫn triền miên phủ dập đến mình. Vì sao? Vì Phật không là Đấng có quyền năng hóa giải nghiệp báo của chính mình tạo ra.

Trong khá nhiều bài kinh, Phật từng khẳng định sự vô ích của việc cầu xin gia hộ. Như trong Tương Ưng Bộ tập IV, Phật dùng ví dụ người cả đời làm mười điều ác, sau khi mạng chung cầu xin sanh về cõi thiện, khác nào quăng tảng đá vào hồ nước, và cầu nguyện cho chúng nổi lên… Thật không có việc ấy. Hoặc trong Kinh Tăng Chi Bộ III, Phật ví dụ hình ảnh con gà mái ấp trứng. Nếu tu tập không đúng cách mà cứ mong các gà con mổ vỏ trứng thoát ra một cách an toàn và trưởng thành, thì không thể nào được. Hoặc ví dụ người ép cát tìm dầu trong kinh Trung Bộ I, hoặc Kinh Khả Lạc trong Tăng Chi II… Tất cả hầu hết suốt trong các bài kinh Phật dạy đều nói phải quay về chính mình cầu mình gia hộ. Vì sao? Vì Phật không ngoài bản thân mình. Phật là chính mình. Cho đến Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam cũng từng dạy: “Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà/ Chẳng phải tìm xa/ Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt/ Đến cốc hay chính Bụt là ta” (Cư trần lạc đạo phú - hội 5).

Không những Phật không là thần linh, Đấng quyền năng ban ân thưởng phạt mà Phật còn từng nói các đệ tử đừng mong dựa dẫm nơi ta. Hãy dựa vào chính bản thân mình. “Như vậy này Ananda, Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” (Tương Ưng Bộ 5, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh). Chánh pháp là gì? Là chánh quán trên thân, thọ, tâm, pháp; nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục tham ưu ở đời… Nói rộng hơn đó là Bát chánh đạo, con đường tám nhánh. Thấy biết chánh, suy nghĩ chánh, lời nói chánh, hành động chánh, nghề nghiệp chánh, tinh tấn chánh, nghĩ nhớ chánh và thiền định chánh. Tám chánh này có năng lực gia hộ cho mình. Tám hướng tám vị thần bảo hộ đời mình.

Ngày Xuân đến chùa lễ Phật cầu bình an, hạnh phúc đến mình và mọi người, cũng là cầu cho mình và mọi người làm nhiều hơn điều thiện. Làm thiện hoài cả sát na, cả giây, cả phút, cả năm rộng tháng dài, cả hơi thở, cả đời… mỏi mệt… chỉ mong hai chữ bình yên mà còn chưa đủ, chưa được. Vì sao? Vì người xưa từng nói: “Một đời làm thiện, thiện vẫn chưa đầy, một giây làm ác, ác đã có dư”, huống là ba ngày Tết thắp vài nén nhang cầu Phật, mà Phật gia hộ ư?! Hãy thương Phật, đừng biến Phật thành ông thần hộ mệnh. Thương Phật là thương mình, tự hộ lấy mình. Và Phật sẽ bên mình gia hộ mãi mãi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Công đức không thể nghĩ bàn của những ai chỉ đủ lòng tin, lòng thương mến Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 21:31 28/04/2024

Người Bà-la-môn chưa tin hẳn (việc con ông sinh thiên chỉ do kính tin Như Lai, chứ không do công đức nào khác nữa), hỏi lại Thế Tôn:

Vị thuốc cho phiền não

Góc nhìn Phật tử 13:07 28/04/2024

Nỗi buồn hay phiền não là một thuộc tính cảm xúc, là yếu tố gây nên khổ đau của con người. Chuyển hóa phiền não là yếu tố quyết định hàng đầu mà mỗi người cần phải thực hiện.

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Góc nhìn Phật tử 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Xem thêm