Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không bao giờ cạn ý khô lời. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ.
“Con chỉ ước con được là thi sĩ
Đem tâm tình đan kết lại thành thơ
Dù lời thơ còn quá dại khờ
Nhưng gói trọn tấm lòng con trong đó.
Có những điều dùng lời quả thật khó,
Biết nói gì để Mẹ hiểu lòng con .....
Theo tuổi ta, Mẹ đúng sáu mươi tròn,
Nhưng con đã làm gì đền ơn Mẹ ???”…
Tứ Diễm “Bài thơ thương gửi mẹ”
…“Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc
Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát
…
Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc
Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng”…
Trích: Thanh Nguyên “Ngày xưa có mẹ”
Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không bao giờ cạn ý khô lời. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ. Với
đạo lý nhà Phật, điều đó càng trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn. Là người con Phật, thầy Thích Pháp Bảo đã biết ý thức rất sớm về điều thiêng liêng ấy nhờ vào nền tảng luân lý nhà Phật, do đó ai bất hiếu với cha mẹ sẽ chẳng bao giờ thấy được đạo. Thế nên những tuyên ngôn: “Sanh đời không có Phật, thờ cha mẹ tức thờ Phật”, bởi vì “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế”.
Khi những ca khúc trong CD ca nhạc Phật giáo “Tâm ảnh mẹ hiền” do các ca sĩ nổi tiếng trình bày vừa cất lên, những hình ảnh xa xưa cứ mãi hiện về, đâu đây vẫn còn thoang thoảng mùi hương cau mẹ đã trồng trước sân nhà “Mùa hoa cau và mẹ”, mùi thơm dịu nhẹ của chùm bồ kết hằng ngày mà mẹ vẫn gội đầu “Hương bồ kết mẹ gội”. Bằng những từ ngữ giản dị, đơn sơ, mộc mạc, thầy Pháp Bảo đã đưa những hình ảnh rất đời thường, gắn liền với cuộc sống hằng ngày mà chúng ta bây giờ đã quên mất vào trong lời thơ bài hát của mình.
Chúng ta càng thương nhớ ngậm ngùi hơn khi lắng nghe những bộc bạch tâm sự của thầy mỗi khi nhớ về mẹ trong bài “Mẹ tôi” và “Phương xa nhìn mẹ” mà thôi. Đó cũng là những nỗi lòng chung của tất cả các người con phải xa quê, xa mẹ. Để đến một mai con đã không còn mẹ trên cõi đời này nữa, không biết tìm mẹ, gặp mẹ ở đâu, và mỗi khi nhớ mẹ, muốn được ôm mẹ, kể chuyện cho mẹ nghe, con chỉ biết nhìn vào tấm ảnh của mẹ để nhớ thương, khóc thầm trong bài “Tâm ảnh mẹ hiền” do ca sĩ Lâm Ngọc Ánh trình bày và khi con bước chân ra đi có mẹ đưa tiễn, khi con về thì chỉ thấy nấm mồ cát trắng ở “Xuân mộ” với sự thể hiện của ca sĩ Ngọc Quân đã làm cho người nghe không ai là không rơi nước mắt, nhớ về người mẹ kính yêu.
Ngoài những ca khúc do thầy Pháp Bảo viết lời, CD ca nhạc Phật giáo “Tâm ảnh mẹ hiền” còn có sự đóng góp tác phẩm của các nhạc sĩ khác như “Vu lan bên mẹ” của Nguyễn Điệp Văn, “Tang trắng” của nhà thơ Trương Minh Khôi do các ca sĩ nổi tiếng trình bày.
Nhân chuyến
hoằng pháp tại Mỹ trở về, tiếp nối cho 4.000 CD album ca nhạc phát hành lần 1 đã khá thành công trước đó, để đáp lại những tấm chân tình của quý phật tử trên khắp mọi nơi dành tặng cho mình, để tặng cho quý phật tử trong và ngoài nước, các kiều bào ở hải ngoại sống xa quê luôn nhớ thương, mong ngóng về cha mẹ nhân ngày lễ Vu Lan 2014, và đặc biệt nhất là thầy Pháp Bảo mong muốn dành số tiền phát hành đĩa lần này nhằm gây quỹ ủng hộ các chương trình từ thiện, giúp đỡ thêm cho các hoàn cảnh neo đơn, trẻ em mồ côi, các bệnh nhân nghèo…. thầy Pháp Bảo tiếp tục cho phát hành tiếp lần 2 với 5.000 CD album ca nhạc chủ đề “Tâm ảnh mẹ hiền” tập hợp 13 ca khúc với 13 tâm trạng, cảm xúc khác nhau về mẹ đưa chúng ta trở về với những kỷ niệm tuổi thơ được sống bên mẹ hiền.
Khác với CD album “Tâm ảnh mẹ hiền” đã phát hành lần thứ nhất, lần này CD đã có sự thay đổi về mẫu mã bìa vỏ bên ngoài. Mặt trước, mặt chính của vỏ CD là màu xanh lục (xanh lá cây). Theo thầy Pháp Bảo, thầy lấy màu xanh lá cây làm chủ đạo vì xanh lá cây là màu của sự sống, sự vận động. Màu này không xuất hiện nhiều trong cuộc sống con người nhưng lại có mặt khắp mọi nơi trong tự nhiên, môi trường – một màu tươi tắn, tượng trưng cho sự sống và niềm hy vọng.
Màu xanh lá thể hiện ước mơ về một thế giới thật tươi, thật xanh và êm dịu như tình mẹ vậy. Hình ảnh thầy Thích Pháp Bảo chắp tay nguyện cầu cho cha mẹ luôn sống mãi bên cạnh chúng ta không bao giờ rời xa rất sâu lắng, trang nghiêm. Thầy muốn tặng hình ảnh này cho những người may mắn đang còn cha còn mẹ. Hãy biết thương yêu và quý trọng những giây phút được gần gũi với mẹ cha.
Mặt sau của CD là một màu trắng tinh khiết và giản dị. Đó là sự khởi đầu, những thứ đầu tiên nhất và là một cõi hư không. Ở đây, chúng ta cũng sẽ bắt gặp hình ảnh khác của thầy Pháp Bảo đang ngồi lặng lẽ dưới trời tuyết lạnh giá nhớ thương về người mẹ đã khuất, tượng trưng cho bông hồng trắng dành tặng cho những ai không còn mẹ trên đời. Tình cảm của thầy dành cho mẹ thật đáng cho chúng ta ngưỡng mộ, kính trọng.
Nhân mùa
lễ Vu Lan 2014 – mùa của báo hiếu sắp đến gần, không lý do gì mà chúng ta không sở hữu ít nhất một cuốn CD album ca nhạc “ Tâm ảnh mẹ hiền” để dành tặng cho chính bản thân mình, cho người thân, bạn bè và cha mẹ và nhất là đóng góp chút ít cho công tác từ thiện xã hội.
Trong cuộc sống công nghệ như hiện nay, mọi người đều có thể mở youtube trên mạng để nghe những ca khúc về mẹ như thế này, nhưng ý nghĩa hơn nhiều nếu chúng ta có thể dành tặng cho cha mẹ một cuốn CD album ca nhạc “Tâm ảnh mẹ hiền” - một CD không những hay về nội dung mà còn có ý nghĩa về những hình ảnh màu sắc bên ngoài cuốn CD, đó là món quà vô giá và ý nghĩa nhất đối với những tấm lòng hiếu thuận của con cái.
Ngoài CD này ra, đại đức Pháp Bảo còn hứa hẹn, thai nghén thêm một album thơ nhạc quê hương nữa. Đại đức mong mình sẽ đóng góp thêm cho gia tài
văn hóa Phật giáo ngày càng phong phú.
Bảo Pháp