Chân lý thuộc về tất cả chúng ta
Chân lý là gì? không ai có thể trả lời cho câu hỏi này được. Vì nếu chân lý có thể trả lời được thì chân lý đó không phải là chân lý.
Và chân lý không phải là gì đó độc tôn của bạn hoặc của tôi hay chân lý chỉ thuộc về một tôn giáo duy nhất nào. Chân lý thuộc về tất cả chúng ta, tất cả muôn loài vạn vật, vì chân lý chính là hiện sinh. Chân lý chính là cái đang là, cái đang hiện hữu.
Nhưng tâm trí thì không thể nắm bắt được cái đang là, cái đang hiện hữu. Vì tâm trí thì luôn dao động, tâm trí luôn có nhiều những ý nghĩ lăng xăng. Và tâm trí cũng luôn bóp méo thực tại đang là.
Để hiểu điều này bạn thử hình dung ra có một cái hồ trước mặt. Khi mặt nước trong hồ tĩnh lặng thì mọi vật chung quanh hồ cũng sẽ được phản chiếu một cách rõ ràng, trọn vẹn nhưng giây phút một cơn gió thoảng qua lập tức mặt hồ sẽ lăn tăn gợn sóng, và vật phản chiếu trong hồ không còn rõ ràng nữa thậm chí nếu bạn soi bóng mình trong hồ thì bạn cũng chỉ thấy hình dáng và khuôn mặt của mình một cách mờ ảo thôi.
Tâm trí thì luôn có những vọng niệm, những suy nghĩ trong mỗi giây phút, do đó bạn không thể dùng tâm trí mà hiểu được, cảm thông được với sự trọn vẹn của thực tại đang là, của hiện hữu, và đây chính là lý do bạn càng dùng tâm trí để tiếp xúc với thực tại để đạt tới chân lý thì bạn càng rời xa chân lý.
Muốn tiếp xúc với chân lý bạn phải trực nhận ra chân lý bạn phải an trú nơi sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm thức. Nơi không có một gợn sóng nhỏ lao xao phát khởi.
Chỉ khi đó bạn mới nhận ra được chân lý, bạn mới ngộ ra được chân lý. Và điều này chính là thiền.
Thiền là tâm thức vắng mặt hoàn toàn của tâm trí. Vì vắng mặt sự hiện hữu của tâm trí nên tâm thức ấy không lay động, bất động, trạm nhiên. Một tâm thức phẳng lặng chiếu sáng.
Điều này được vua Trần Nhân Tông nói trong bài kệ của trần lạc đạo của mình “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.
Vô tâm chính là sự vắng mặt hoàn toàn của tâm trí thì lúc bấy giờ chân lý tự xuất hiện. Và nhân loại đã gọi tên chân lý với rất nhiều những tên gọi khác nhau. Ta có thể gọi chân lý là Phật Tánh, Chân Tâm, Tâm Giác, Thượng Đế, Đạo, hay Niết Bàn... hoặc thậm chí bạn có thể gọi nó là một tên gì đó bất kì.
Gán cho chân lý một tên gọi gì đó không quan trọng vì lúc đó chỉ là trò chơi của tâm trí. Điều quan trọng nhất là bạn nhận ra chân lý và khi đó bạn sống trong chân lý và chân lý sống trong bạn.
Ngay giấy phút bạn sống trong chân lý và chân lý sống trong bạn thì cuộc sống của bạn sẽ tuôn chảy hơn, sẽ nhiều phúc lạc hơn. Và bạn sẽ thấy mọi thứ trong cuộc sống của bạn rõ ràng, tròn đầy và rực rỡ.
Mỗi buổi sáng bạn dạo bước quanh vườn và rồi bỗng nhiên bạn nhận ra được một điều vẻ đẹp của những hạt sương đang đọng trên cỏ lấp lánh những tia sáng của bình mình, vẻ đẹp này không thua không kém những viên kim cương.
Mọi thứ xung quanh bạn tự nhiên trở nên rực rỡ, rạng ngời, vô giá và bất tử.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm