Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/12/2020, 11:06 AM

Chẳng trụ vào đâu để sanh tâm mình

Tất cả các pháp đều hư vọng, chẳng thiệt, chóng sinh, chóng diệt, không kiên cố, như mộng như huyễn, như bóng như vang. Hiểu được như vậy liền được giác ngộ, được tất cả hành pháp, thông đạt sinh tử và niết bàn, chứng Phật bồ đề, tự được độ, khiến người được độ, tự giải thoát, khiến người giải thoát…

Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc,

Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau.

Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ,

Của ông vua từ bỏ ngai vàng.

Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng,

Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy.

Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước,

Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì.

Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe,

Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn.

Tại sao thế?

Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm.

Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.

Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi?

Nếu ngàn vạn người nghe,

Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí,

Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.

* * *

Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc hay ở lều cỏ cũng giống như nhau.

Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc hay ở lều cỏ cũng giống như nhau.

Đối với các bậc đạo sư thì nghe tiếng chuông, tiếng mõ,

Tiếng sóng vỗ, tiếng chim kêu, tiếng gà, tiếng gió,

Thì cũng giống như những người say mê nghe nhạc Rock, nhạc Rap, nhạc Bolero, nhạc Pop.

Đối với các bậc đạo sư,

Tiếng khen thì cũng chẳng khác tiếng chê.

Đối với người đạt đạo thì tiếng nỉ non, tiếng du dương, tiếng thỏ thẻ,

Thì cũng giống như tiếng chửi, tiếng la của những người thô lỗ.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào âm thanh để sanh tâm mình.

* * *

Đối với những người đạt đạo thì màu sắc nào cũng là màu sắc.

Da đỏ, da trắng, da nâu, da vàng, da đen, đâu nào có khác?

Quỷ Dạ Xoa và cô hoa khôi, người mẫu,

Người đẹp người xấu cũng giống như nhau.

Vì sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào sắc để sanh tâm mình.

Trong các pháp hội có rất nhiều thiên vương, quỷ dữ.

Mà Phật chẳng hề khen chê xấu đẹp bao giờ.

* * *

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đối với các bậc đạo sư thì miếng tương, miếng chao hay miếng cà, hạt muối,

Thì cũng giống như các món sơn hải hải vị của những nhà giàu.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào vị giác để sanh tâm mình.

* * *

Đối với bậc đạo sư thì tể tướng, quốc vương,

Công chúa hay gái quê lam lũ,

Người gánh phân hay ăn mày, quét rác,

Cũng đều một thể như nhau,

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào chức vị để sanh tâm mình.

* * *

Các bậc đạo sư cũng không trụ vào cảm xúc để sanh tâm mình.

Không trụ vào vui để sanh tâm mình,

Mà cũng chẳng trụ vào buồn để sanh tâm mình.

Các đạo sư không vui khi đám cưới.

Mà cũng chẳng buồn chỉ vì đám đưa ma.

Nếu có phân ưu chỉ vì độ sinh mà nói.

Có một người Bà La Môn hỏi Đức Phật ngài có vui không?

Phật đáp: Như Lai có được gì đâu mà vui?

Thế Ngài có buồn không?

Phật đáp: Như Lai có mất gì đâu mà buồn?

Vậy Ngài không vui, không buồn sao?

Đúng vậy, Như Lai không buồn mà cũng chẳng vui.

Như Lai lúc nào cũng như vậy.

Đó là đại định.

Tâm đại định không xôn xao vì cảnh - chính là tâm Phật.

* * *

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đối với các bậc đạo sư,

Sự tiếp xúc thân thể là điều tối kỵ.

Thiền ôm, cầm tay nhau ca hát sẽ nảy sinh ham muốn.

Liếc mắt đưa tình, lả lơi lời nói,

Là con đường nguy hiểm.

Cho nên các bậc đạo sư rất sợ hãi đụng chạm xác thân và phô bày cảm xúc,

Như Đức Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang:

Không chấp vào Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để sanh tâm mình.

* * *

Xin nhớ cho,

Tu sĩ vẫn chỉ là con người:

“Priests Are Human Beings”.

Với tất cả đam mê dục vọng và thỏa mãn xác thân,

Đã hiện hữu cách đây vài triệu năm.

Ngày nay do văn minh,

Con người có quá nhiều phương tiện để hả hê dục vọng.

Mà muốn thỏa mãn dục vọng thì phải:

Thỏa mãn, con mắt, lỗ tai, cái lưỡi, cái mũi của xác thân này.

Do đó chư Tổ nói rằng phải lo sáu căn điều phục.

Mà phương thức điểu phục ở đây chính là Giới Luật.

Sáu căn giúp ta thành Phật mà cũng đưa ta vào Địa Ngục.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 26/12/2020)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm