Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/08/2023, 10:41 AM

Chữa bệnh và giác ngộ

Tôi chỉ là một đệ tử Đức Phật. Tôi không dạy ai điều gì cả. “Hãy thắp đuốc lên mà đi” hãy tự tu, tự chứng. Đừng đọc theo kiểu “nhai kinh, nuốt chữ”, tích cóp giáo lý để tranh biện, hơn thua. Đừng làm tủ kinh sách biết đi để rồi bệnh tật, khổ sở phiền não, âu lo, sợ hãi, khiếp đảm…!!!

Sau hai bài “Nghẽn tắt” “Khai thông” tôi đã trình bày khá chi tiết nguyên nhân và phương pháp. Một khi bạn có phương pháp thì cũng cần hiểu thật rõ nguyên nhân, mà rõ nguyên nhân cũng phải hiểu thật kỹ phương pháp. Trong cả hai đều đòi hỏi sự chủ động của chính bạn, chỉ bạn mà thôi. Những hỗ trợ ngoại lực (phần khai thông) chỉ tạm thời vì chẳng ai giúp bạn suốt 24/24, chỉ có hệ thần kinh của bạn, các tế bào của bạn, sự bài tiết (mồ hôi, nước tiểu, nước mắt, đờm nhớt…Tất cả dịch chất của bạn được thải ra hàng giờ, hàng ngày).

Để giải quyết nghẽn tắt và khai thông thì bạn phải hiểu được một điều quan trọng bậc nhất: Bạn phải biết thọ dụng thực phẩm thanh tịnh. Nhưng trước tiên các bạn hãy đọc thật kỹ “Đạo sĩ chữa mọi thứ bệnh”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì sao tôi muốn bạn đọc kỹ bài viết? Thực lòng ít ai có đủ quyết tâm trị bệnh cho mình khi chưa cận kề cái chết, khi đã chạy hết thầy, hết thuốc hết đường, chờ chết rồi mới cầu may tìm đến những phương pháp khác. Nhiều năm ở TSH, tôi quá hiểu những trường hợp như thế. Mà phương pháp như trong bài là buông tất cả xuống, đến với vị đạo sĩ ở một vùng hoang vu, ít bóng người lui tới. Tôi chỉ lấy mình ra làm ví dụ cho thấy cứ sống giữa mọi người cũng không sao, miễn biết được, ý thức được mình đang chữa bệnh. Quyết tâm chữa bệnh mới là vấn đề quan trọng.

1. Nghẽn tắt: Đó chính là lý do mà tôi quyết tâm chay tịnh ngày một bữa. Sau những năm tháng thực hiện nhiều phương pháp hỗ trợ của y học bổ sung, y học thực dụng, vật lý trị liệu, thể dục…những phương pháp đầy tính khoa học để bổ trợ cho phép Thiền chữa bệnh (Trường Sinh Học Dưỡng Sinh) thay đổi những chỉ số sức khoẻ tinh-khí-thần, đó là chỉ số huyết áp (csHA). Người ta diễn thuyết thật nhiều nhưng chưa có gì thuyết phục hơn csHA của Khí Công Y Đạo. Tôi đã mất nhiều năm để điều chỉnh csHA như thế mà luôn ở mức khí hư-huyết hư-nhiệt dù luôn chú ý ăn nhiều chất bổ máu (buổi sáng hầu như chỉ chỉ lặp đi lặp lại hai món phở và bún bò huế). Cuối cùng tôi quyết định thay đổi cách ăn uống theo Phật giáo Nguyên Thuỷ xem sao. Dù chẳng cần theo dõi chỉ số huyết áp nhưng tôi cảm nhận một thay đổi bên trong khác hẳn. Nhẹ nhàng, thanh thản, mạnh mẽ, phấn chấn…

Cái làm nên nghẽn tắt tôi đã trình bày khá nhiều những có lẽ chưa kịp phổ biến nên xin nói lại. Tôi không chay tịnh không theo tư tưởng tu sĩ với tứ vô lượng (Từ, Bi, Hỉ, Xả) nhưng cách chay tịnh là tuyệt đối không ăn thịt động vật ngay khi với nhiều tu sĩ Nam Tông vẫn ăn bình thường vì với họ đừng sát sinh là được. Và chỉ tôi mới biết mình tu vì sức khoẻ của mình chứ không tu vì giáo Pháp.

Đức Phật cũng thế, Ngài không định sáng lập tôn giáo, không định lập thuyết mà chỉ muốn cứu chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi, sinh tử. Nhưng sau khi tịch diệt, lời Ngài để lại gần như chìm khuất giữa trăm ngàn giáo thuyết bị uốn cong, bẻ vụn tất cả. “Hãy thắp đuốc lên mà đi” nghĩa là tự mình chứng nghiệm, tự mình đối chiếu, so sánh chứ đừng nghe những lời thuyết mù mờ, huyễn hoặc. “Sau khi ta tịch diệt hãy lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy” - Chúng ta hay tìm cho mình vị thầy mà bỏ quên lời dặn của Đức Phật cho nên “chữa bệnh thì không giác ngộ, giác ngộ thì không chữa bệnh”. Vì những điều đó mà chúng ta không giải quyết được sự nghẽn tắt do thọ dụng không thanh tịnh mỗi ngày cứ dồn ứ lại. Ăn chay cũng chưa phải đủ để giải quyết vấn đề, nhưng nếu không chay tịnh thì đừng mong giải quyết vấn đề.

2. Khai thông: Cơ thể ta cũng giống như một thành phố đông dân cư. Các giao lộ, các tuyến  đường, các điểm đen giao thông thường ùn ứ, nghẽn tắt cục bộ mà tuỳ thuộc độ nghẽn tắt mà có người đẩy thông sau cử thiền (chữa bệnh) nhưng cũng có người khó chịu hơn, bệnh nặng hơn. Và để điều hành giao thông cần có đội ngũ có kinh nghiệm giải quyết các điểm đen ấy. Không thiếu trường hợp nặng đầu, choáng váng, những biến chứng được gọi tên thần kinh giả, ngay trong cử thiền họ không biết nguyên nhân nghẽn tắt cả một vùng vai gáy khiến thiểu năng tuần hoàn não. Não bộ cũng như nội tạng, sự nghẽn tắt tạo nên biến chứng. Ban đầu là những cơn đau cổ, vai gáy, hay đau một vùng cơ trên tay, chân, thần kinh ngoại biên…

Và đây mới là vấn đề quan trọng trả lời vì sao mà “…tôi quyết định thay đổi cách ăn uống theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ…”, nó liên quan đến cả 3 yếu tố: nghẽn tắt, khai thông và những tương tác khác. Hẳn các bạn còn nhớ thời kỳ căng thẳng nhất của covid. Cả nước phong toả đến từng khu xóm ấp, bước ra khu vực nào đều phải có giấy chủng ngừa. Mũi một, mũi hai, mũi ba...cho đến sau này đến mũi bốn. Các em tôi làm áp lực buộc tôi chích ngừa vì còn phải ra khỏi khu cách ly. Thời kỳ này tôi đang theo dõi việc xây dựng nhà từ đường nên rất cần chạy lo vật tư. Nhiều người đến mũi bốn. Tôi chỉ buộc lòng mũi ba vì khi ấy đã giải toả cách ly rồi. Lứa U70 như tôi cần kiểm tra HA cho chắc ăn. Các cháu đo HA bảo tôi “Hơi cao”. Tôi hỏi bao nhiêu. Cháu ấy đọc “41/85/80”. Ôi chao. Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Quá tuyệt vời. “Cám ơn cháu. Vậy là đụng trần luôn”. Tôi cho biết cho chích hay không cho cũng được. Không sao cả. Cháu ấy động viên tôi “Hơi cao nhưng chích được. Chú vô đi”.

Nhiều năm ao ước, tôi ăn bất cứ thứ gì bổ máu vào vẫn không thay đổi khí huyết, giờ ăn chay lại ăn ngày một bữa vậy mà thay đổi không ngờ. Từ vụ HA, tôi nghiệm ra rằng (chữa bệnh hay giác ngộ đều đòi hỏi bạn sự chứng nghiệm chứ đừng nghe ai, đừng máy móc làm theo) lấy khai thông để chữa nghẽn tắt thôi chưa đủ vì còn rất nhiều yếu tố khác. Vì sao ăn thức ăn bổ máu mà máu không tăng. Trong khi bắt đầu rau củ quả (cả nhà tôi đều phản ứng vì cho rằng tôi “thiếu chất”) thì khí huyết lại tăng lên chỉ số lý tưởng nhất.

Như  vậy có hai vấn đề: Một là chu kỳ hoạt động bộ máy tiêu hoá đủ chuẩn sẽ chuyển hoá, khí hoá tốt nhất. Hai cho dù bạn nạp vào chất dinh dưỡng nhưng không theo chu kỳ đó lại là sự “lãng phí” và cơ thể không cần nhiều dinh dưỡng như bạn nghĩ. Và cái gọi là “cố ăn thêm cho khoẻ” lại làm cho bệnh tăng thêm mà  ban không hay. Chính đây là lý do mà Đức Phật dạy phải “ly dục, ly ác pháp”. Chính cái dục làm bạn bệnh tật. Cái điều mà các thầy thường khuyên “thiểu dục tri túc” thực sự chỉ là cách nuôi cái dục, nhân nhượng, thoả hiệp cái dục và vì vậy mà con người bệnh tật triền miên.

Đức Phật dạy: “Con người sinh ra từ dục, sống trọng dục và chết trở về với dục” đó là hành trình luân hồi nhân quả. Mặc khác, chắc ít người nghe nói đến ý thức lực. Một trong những lý do mà tôi thần tượng thầy Đỗ Đức Ngọc đó là khả năng làm chủ ý thức. Mỗi năm, ông thực hiện đến hai lần nhịn ăn. Mỗi lần 2 tuần lễ, chỉ uống nước trà đường. Nhưng học theo ông, tôi không thay đổi được chỉ số khí huyết nên thôi. Đến khi chỉ số tự nhiên thay đổi do cách ăn chay ngày một bữa tôi mới ồ lên. Thì ra không cần phải nhịn ăn rồi lại ăn bình thường thịt động vật rồi sau lại nhịn ăn là sự đày đoạ bản thân. Chinh ý thức lực là sự làm chủ bản thân trước cám dỗ “ăn đi cho khoẻ”. Chính ý thức lực là sự làm chủ thân tâm khi mà sợ hãi bệnh tật, sợ hãi ác pháp…mới nghe hơi khó chịu đã sợ chết rối rít tìm thầy tìm thuốc. Mới nghe cào ruột tí đã sợ đói,  ăn phi thời. Cái ý thức lực chính là một trong 4 yếu tố của tứ thần túc (dục như ý túc) mà không có nó đừng mong chứng đạt điều gì cao siêu. Không có nó thì không sao vào được sơ thiền. Và chính nó quyết định cho con đường chữa bệnh và giác ngộ.

Tôi chỉ là một đệ tử Đức Phật. Tôi không dạy ai điều gì cả. “Hãy thắp đuốc lên mà đi” hãy tự tu, tự chứng. Đừng đọc theo kiểu “nhai kinh, nuốt chữ”, tích cóp giáo lý để tranh biện, hơn thua. Đừng làm tủ kinh sách biết đi để rồi bệnh tật, khổ sở phiền não, âu lo, sợ hãi, khiếp đảm…!!!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mọi thứ đều có thể rời bỏ ta, nhưng chính ta thì không bao giờ bỏ rơi ta

Góc nhìn Phật tử 17:00 25/11/2024

Ta thực sự không phải những tiếng nói tiêu cực trong tâm trí, cũng không phải là những điều tích cực như là những cống hiến, hy sinh, những nụ cười hạnh phúc khi bên cạnh ai đó hay khi có được, đạt được điều gì đó. Mà ta thực sự chính là nguồn ánh sáng nhận biết.

Đường về nhà

Góc nhìn Phật tử 15:40 25/11/2024

Mỗi buổi sáng, tôi đều dành một khoảng thời gian để ngồi thiền trước hiên nhà, nơi có tán bồ đề xòe rộng che mát. Hơi thở nhè nhẹ, từng ý niệm trôi qua như những đám mây lặng lẽ trên bầu trời.

Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân

Góc nhìn Phật tử 13:15 25/11/2024

Ngày nay, trong một thế giới đầy rẫy áp lực và sự so sánh, thói quen tự chỉ trích đã trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của nhiều người.

Tôi ăn chay

Góc nhìn Phật tử 08:08 25/11/2024

Tôi bắt đầu ăn chay cách đây năm năm, một sự thay đổi không lớn nhưng lại khởi nguồn từ một câu chuyện sâu sắc. Tôi chưa từng nghĩ rằng việc ăn chay lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm thức mình đến vậy.

Xem thêm