Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/05/2019, 12:38 PM

Chùa Tiên Linh toả năng lượng an lạc dưới tán Bồ đề

Toạ lạc trên xứ đồng Vang thuộc xóm 6, Mỹ Thượng, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, chùa Tiên Linh vốn là một ngôi chùa bình dị, thưa thớt khách vãng lai. Nhưng kể từ ngày được trùng tu, xây dựng lại, nơi đây trở thành nơi dâng hương lễ Phật của rất nhiều người.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Bài liên quan

Chẳng ai biết chính xác, chùa Tiên Linh có tự bao giờ. Tương truyền rằng, từ xa xưa, trước cổng chùa có 2 cây giới già, nên người làng đã gọi là chùa Giới. Có câu chuyện còn lưu truyền lại rằng, ngày xưa, ở trong ngôi chùa, người ta đã tìm thấy một chiếc chuông lớn bằng đồng đen nằm dưới đáy giếng sâu. Các cụ cao niên cho rằng, cũng có thể vì vậy, chùa Giới mới được đổi tên thành chùa Tiên Linh, có nghĩa là chiếc chuông của tiên giới.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ bát hương thờ quý giá, ghi mốc thời gian vào năm 960 (dưới thời nhà Đinh). Chính vì lẽ đó, nhiều người phỏng đoán, có thể chùa Tiên Linh được xây dựng vào thời kỳ này bởi đây là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ và dần được coi là tôn giáo chính thức trong xã hội.

Chùa được những người dân trong vùng chung tay xây dựng lại

Chùa được những người dân trong vùng chung tay xây dựng lại

Chùa Tiên Linh bao gồm có 3 khu nhà: Toà Thượng được làm bằng gỗ dổi, có diện tích khoảng 24m2, lợp ngói mũi. 2 Toà hạ và bái đường dùng để hành lễ vào những ngày rằm, ngày lễ lạt. Ngôi chùa nhỏ bé, ẩn mình dưới bóng cây bồ đề cổ thụ, phía trước ngôi chùa là tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn trang nghiêm, thành kính.

Lịch sử của ngôi chùa cùng gắn bó, thăng trầm với rất nhiều thế hệ người dân huyện Hưng Nguyên. Những người già trong vùng kể lại, từ khi còn nhỏ, sống trong mưa bom bão đạn của chiến tranh, chùa Tiên Linh sừng sững hiên ngang, bảo vệ, che chở cho rất nhiều người con xứ Nghệ.

Gian thờ Tam Bảo của Chùa đang được hoàn thiện

Gian thờ Tam Bảo của Chùa đang được hoàn thiện

Bài liên quan

Chùa cũng từng là nơi hội họp của Chi bộ Ngọc Điền trong kháng chiến chống Pháp. Trong chiến tranh chống Mỹ vào khoảng năm 1952-1953, chùa ngừng mọi hoạt động, hương khói không đều đặn nên địa phương dùng làm nơi sinh hoạt học tập cho nhân dân và con em trong làng. Cũng thời kỳ này, chùa xuống cấp nhiều do thiên tai và chiến tranh. Để bảo vệ cho những pho tượng Phật quý giá, người dân trong vùng đã đưa 24 pho tượng của chùa, chuyển về thờ tại chùa Cần Linh và chùa Vạn Lộc.

Năm 2012, trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của chùa Tiên Linh, người dân địa phương và Phật tử gần xa đã phát tâm, góp sức khôi phục lại chùa làng để làm nơi thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng.

Bằng tấm lòng trân quý của rất nhiều người dân, ngôi chùa dần được xây dựng lại từng hạng mục. Trên vị trí xưa, tại chính điện, tượng Phật đã được xây dựng khang trang. Các hạng mục khác như nhà Tăng, nhà thờ Tổ, nhà thờ hương linh và các anh hùng liệt sỹ, cổng vào, tường bao, hệ thống cây cảnh, lối đi được thi công, tôn tạo mới hoàn toàn.

Tượng Phật Thích Ca Niết bàn trước cửa chùa

Tượng Phật Thích Ca Niết bàn trước cửa chùa

Theo Đại đức Thích Đồng Mận, trụ trì chùa Tiên Linh, tính đến tháng 7 năm 2017 trị giá xây dựng tại chùa khoảng gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, chùa đã thỉnh tương đối đầy đủ các tượng Phật như tượng Bổn Sư; tượng Bồ Tát, tượng Địa Tạng; tượng Thầy Tổ, tượng Quan Âm để Phật tử và người dân chiêm bái và thờ tự.

Ngoài ra, nhà chùa còn có tủ để kinh sách và những thứ đồ dùng cần thiết để bảo đảm đủ cho 300 Phật tử và nhân dân có nguyện vọng sinh hoạt tại chùa. Hàng tháng chùa có khoảng 100 Phật tử đã quy y Tam bảo thường xuyên tu tập.

Một buổi hành lễ của các Phật tử tại chùa

Một buổi hành lễ của các Phật tử tại chùa

Hiện nay, chùa Tiên Linh đã trở về hiện hữu như xưa, tiếp tục là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân và Tăng Ni, Phật tử địa phương cùng du khách thập phương.

Cùng với Đền thờ Ông Hoàng Mười, rú Quyết, núi Hồng, sông Lam, chùa Tiên Linh được coi là biểu tượng của văn hoá tâm linh của những người dân nghèo huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.                                                        

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm