Chúc mừng Phatgiao.org.vn viên mãn 70 triệu người truy cập trong năm mới
Từ thông tin Phatgiao.org.vn, năm 2019 số người truy cập trên trang đã lên tới gần 50 triệu người, đây là một tin vui không chỉ đối với những Phật tử mà còn đối tới tất cả những ai quan tâm đến Phật giáo. Chính vì điều đó mà trên trang Phật giáo đã thu hút số người “đông vui” đến vậy…
> Gần 50 triệu độc giả Phật tử cúng dường Tam bảo và Chư Tăng
Vì sao người viết muốn dùng chữ đông vui, bởi với đạo Phật - giáo lý thường nói “vui đời đẹp đạo”. Vui ở đây là nói cái vui có tổ chức theo chánh pháp, chứ không phải cái vui ồn ào và (lặng lẽ) của thế trí có tính giới hạn.
Với con số gần 50 triệu độc giả Phật tử cúng dường (tức có tin bài hay truy cập) trang Phật giáo, theo thiển nghĩ của người viết là những độc giả đã có tư duy khi đến với “trang nhà”; tại sao nói trang nhà, vì đây là trang đặc thù, nếu không phải đặc thù (tức họ không quan tâm gì đến giáo pháp) thì họ sẽ kéo sang trang khác ngay lập tức. Bởi tư duy giáo lý là tư duy chiều sâu (kể cả một cái tin cũng đề cập đến giáo lý). Nói như thế để biết khi đã là đặc thù thì ‘khách vãng lai’ khó có thể có mặt lâu dài. Không phải là công dân sành “mạng mạch”, nhưng là Phật tử chắc nhiều người đều nghĩ như thế.
Những điều người viết nêu trên, chỉ muốn nói tới một điều: Phật pháp vốn dĩ nhiệm mầu khó lĩnh hội, bởi giáo lý thâm hậu nhiều khi vượt quá giới hạn bình thường của con người khiến người ta khó tiếp cận, thậm chí còn hiểu lầm (kể cả những người biện thông thế trí). Từ thực tế này đến nay, nhờ sự xiển dương Phật pháp có hiệu quả (tức muốn nói đến sự quan tâm nỗ lực của các bậc Tôn túc cùng Ban thông tin truyền thông TW Giáo hội và Ban Biên tập thời gian qua đã vượt khó vươn lên để làm Phật sự) nên số người đến với trang Phật giáo ngày càng gia tăng, thì đây quả là điều hoan hỷ thật sự về Đạo pháp và Dân tộc mặc dù (thời hiện đại với nhiều đa đoan).
Nhân sự kiện và niềm vui này, người viết bỗng nghĩ tới sự chênh lệch về con số của hai tôn giáo lớn (Phật giáo và Kitogiáo) do Tổng cục Thống kê thông báo qua đợt điều tra Dân số và nhà ở năm 2019. Phản ánh về thực tế vấn đề này, bài viết của các tác giả Minh Mẫn và Hoàng Độ trên trang nhà (phatgiao.org.vn) và Giác Ngộ số ra mới đây đã nói khá đầy đủ vè nguyên nhân của việc tại sao gười Phật tử không muốn ghi mục tôn giáo của mình khi kê khai.
Mặc dù “Chính sách tín ngưỡng ra đời. Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã mở lối cho một số công nhân viên chức tự do đi chùa, đi lễ các Tôn giáo, nhưng họ vẫn không muốn kê khai? Cho dù trong số họ nhiều người biết đạo Phật là minh triết đang được cộng đồng các nước châu Âu va Tây phường khải thị…Thậm trí cũng theo HT. Bảo Nghiêm Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW cũng chia sẻ với báo Giác ngộ là “có nhiều người có địa vị cao, gia đình nhiều đời thuần thành, kính tín Tam bảo, trong lý lịch ghi mình là Phật tử, nhưng họ cũng không nhận mình là Phật tử đã quy y”. Thật là tứ đại giai không các pháp đều tương đối làm sao phải bận lòng với những pháp “bắt buộc”. Về điều này, người viết rất tâm đắc với phân tích đánh giá của tác giả Minh Mẫn: “Phật giáo không có sự ràng buộc nên quần chúng Phật giáo lúc thì như núi cát, khi thì phẳng lờ khi cơn bão thổi qua, thế thì việc tự khai không “tôn giáo” để khỏi bị ràng buộc là cách thong dong tự tại của quần chúng tín ngưỡng như Phật giáo”. Thật là không thể lấy thế trí biện thông đo lường chánh pháp.
Nếu con số gần 50 triệu người truy cập năm Kỷ Hợi 2019 đã đi qua; hiện chúng ta đang bước vào năm Canh Tý 2020 – với mục tiêu 70 triệu người truy cập trên trang nhà. Đây là điều mong muốn rất khả quan khi lòng tin và đức tin của chúng ta đã sẵn sàng và câu thông cùng Chánh pháp… Xin chúc Phatgiao.org.vn hoàn thành tốt Phật sự của mình trước Đạo pháp và Dân tộc.
Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 09/GP-TTĐT ngày 04/04/2014, là Cổng thông tin chính thức của Hội đồng Trị sự và Ban Thông tin Truyền thông TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là tiếng nói của giới Phật tử cả nước.
Cơ quan chủ quản của Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam là Ban Thông tin Truyền thông TW; người chịu trách nhiệm nội dung là HT.TS Thích Gia Quang, PCH Hội đồng Trị sự, Trưởng ban TTTT TW, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học.
Nội dung trên Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam bao gồm thông tin hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Giáo hội, các hoạt động Phật sự trong cả nước và miệt mài lan tỏa chánh Pháp từ giáo lý Phật đà....
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Một viễn ảnh không xa
Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm