Chuyện cúng dường tôn tượng Đức Quan Thế Âm
Thân kính mời chư vị thưởng lãm, ngắm xem những bức ảnh mà tôi chụp được tại chùa Thanh Hải (Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa) vào lúc khoảng 9h-10h ngày 21/8/2020.
Xem ngắm qua rồi, hẳn chư vị đã biết đó là tôn tượng của đức Bồ Tát Lắng Nghe Quan Thế Âm, dân gian xưa nay thường gọi nôm na ngắn gọn là Quan Âm.
Rõ thấy biết là vậy rồi. Nhưng chư vị có thắc mắc gì không? Có thấy gì đó không ổn không? Có cảm thấy... kỳ kỳ lạ lạ gì đó không? Chư vị không thấy? Hay chư vị thấy mà không dám có ý kiến ý cò gì, vì sợ phạm thượng, sợ xúc phạm đến bậc đạo hạnh thiêng liêng, cũng như lo ngại làm tổn thương đến bậc tôn túc trú trì chùa?
Đừng lo đừng ngại gì hết. Lòng tôn kính trong ta vẫn y nguyên không suy suyển vơi hao mảy may, thì ta cứ vô ngại và thêm chút hồn nhiên mà đưa thắc mắc, hoặc ý kiến của mình.
Phật tử cùng chúng tôi ‘chung tay lan toả Đạo Phật’
Sau khi chụp ảnh xong qua nhiều góc độ góc nhìn khác nhau, tôi ngồi nơi băng ghế đá ngắm nhìn lại đài Quán Thế Âm lộ thiên hiển hiện trước mắt mình, tự hỏi:
"Lỡ như có các bác chú cô dì cao niên, hoặc các em cháu còn nhỏ tuổi non dại, những người con Phật sơ cơ, bước đầu gieo duyên với Tam Bảo, tập tễnh đi chùa lễ bái, nhất là ở miền quê vắng vẻ này, vì không dám mở miệng hỏi sư hỏi thầy, nên cứ tưởng là Hai Chị Em Quan Âm Bồ Tát thì sao ta? Ồ, té ra là có Quan Âm Chị và Quan Âm Em kia kìa!"
Nghĩ vậy rồi, tôi ngồi cười một mình như đứa khùng. Khoảng nửa giờ sau, lúc thuận duyên được Thầy trú trì mời lại ngồi bàn đá uống nước khoáng, tôi mạnh dạn hỏi thẳng vào vấn đề luôn:
"Bạch Thầy, sao trên đài lại có đến hai tôn tượng của đức Quan Thế Âm ạ?"
Thầy trú trì ngẩn người ra một chút, nhướng mắt, rồi cười:
"Tại trước kia chùa đã có một tượng rồi, là tượng nhỏ đứng trước đó, sau này có Phật tử khác cúng dường tượng lớn hơn. Tượng nhỏ biết mang đi đâu đây? Tượng nào cũng do đàn na tín thí cúng dường cho Chùa, đâu thể phân biệt đối đãi, chuyện tế nhị khó xử lắm, nên chùa phải đành để đến hai tôn tượng trên đài!"
"Sao người cúng dường đến sau đã thấy chùa có tượng rồi, còn cố cúng dường thêm cho trùng lặp, mà không cúng dường tôn tượng khác, hạng mục khác khi nhà chùa đang còn thiếu, đang có nhiều nhu cầu cần thiết hơn?"
"Người ta tha thiết thành tâm cúng dường theo ý nguyện của họ, nhà chùa đâu có từ chối được... Trước đây có đến 3 tượng lận đó, sau chuyển đi qua chùa khác tuốt trong núi một tượng nhỏ nhất rồi, nay chỉ còn 2!" Thầy tiết lộ xong rồi cười, một nụ cười trông hiền hậu làm sao!
Cúng dường nào có công đức lớn nhất?
Nam mô Phật!
Bây giờ tôi biết nói gì đây ta?
Tôi không dám bàn lui tán tới dông dài, mà chỉ xin mạo muội nhắn gửi đôi dòng đến chư vị Phật tử, thập phương bá tánh, với tư cách là một "hoằng pháp viên phụng sự chánh đạo":
Khi cúng dường Tam Bảo, người con Phật chỉ nên tâm niệm một điều duy nhất, đó là mong vật phẩm (tịnh tài - tịnh vật) cúng dường là phương tiện để hỗ trợ, phụ giúp, tiếp sức hộ lực chư tôn đức Tăng Ni an ổn tu hành, hầu kiến tạo chốn già lam thanh tịnh, để truyền bá Chánh pháp lợi ích chúng sanh. Với tâm niệm như vậy thôi, đừng nảy một ý niệm hay tâm nguyện nào khác, thì việc cúng dường của mình mới thật sự có phước báo cao quý.
Nhắn nhủ vậy rồi, tôi sẵn sàng chấp nhận lãnh lấy nghiệp báo nếu như có ai đó mắng chửi, nguyền rủa, chỉ trích chê bai cây bút, cái miệng, tâm ý của tôi.
Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật!
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm