Chuyện đàn quạ bám đuổi trả thù người đàn ông Ấn Độ suốt 3 năm
Một người đàn ông có tên Shiva Kewat - lao động công nhật ở làng Sumela thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, suốt 3 năm, người đàn ông như sống trong ác mộng vì mỗi khi đi ra khỏi nhà lại bị những con quạ lao tới tấn công.
Đừng tạo nghiệp bởi việc cướp đi sự tự do của muôn loài
Nguyên do khiến đàn quạ bám đuổi trả thù người đàn ông suốt 3 năm
Một ngày nọ, khi đang đi bộ trên đường, Kewat phát hiện một chú quạ con bị mắc kẹt trong lưới sắt. Bất chấp các nỗ lực của Kewat nhằm giúp chim non thoát nạn, quạ con vẫn chết trong tay anh. Người đàn ông này cho rằng, một số con quạ khác chắc chắn đã chứng kiến cảnh tượng và tin anh là thủ phạm giết chim non. Vì vậy, chúng liên tục tấn công anh để trả thù kể từ đó.
Những con quạ thỉnh thoảng tới thành từng nhóm, có lúc lại tới một mình, nhưng Kewat luôn phải mang theo một cây gậy khi ra ngoài để bảo vệ mình trước những chiếc mỏ và móng vuốt sắc nhọn của chúng.
Ban đầu, Kewat không coi các vụ tấn công của lũ quạ là nghiêm trọng cho đến khi nhận ra anh là mục tiêu duy nhất của chúng. Không người nào ở quanh anh lâm vào tình trạng tương tự.
Khi câu chuyện kỳ lạ bắt đầu lan truyền ra khỏi phạm vi làng Sumela, những người tò mò bắt đầu kéo đến nhà Kewat để xem liệu anh có bị quạ tấn công thật hay không. Một số người thấy chuyện này rất buồn cười, trong khi số khác miêu tả nó rất "đột ngột và đáng sợ". "Lũ quạ tấn công anh ấy như là các máy bay chiến đấu lao vào mục tiêu trong phim", một người hàng xóm bình luận.
Đừng tạo nghiệp sát sinh, tránh gây tổn hại muôn loài
3 năm săn bắn chim, chịu nhân quả đau đớn 18 năm
Giáo sư Ashok Kumar Munjal, chuyên gia nghiên cứu các hành vi của chim thuộc Đại học Barkatullah (Ấn Độ) cho hay, quạ là loài động vật có trí nhớ rất tốt. Chúng có xu hướng ghi nhớ những đối tượng đã có hành vi sai quấy với chúng. Mặc dù ý tưởng trả thù của quạ có thể không phức tạp như con người, nhưng giới nghiên cứu từng ghi nhận loài chim này có xu hướng tấn công đơn lẻ hoặc phối hợp nhằm vào những người đã chống lại chúng.
Về cơ bản, quạ dường như có khả năng thù hận và anh Kewat có thể là một trường hợp chứng minh cho điều đó. Anh Kewat hiện chỉ còn biết hy vọng bầy quạ sẽ buông tha cho anh sau từng ấy năm đeo bám trả thù.
Câu chuyện trên chứng minh một điều rằng sinh mạng của tất cả chúng sinh đều đáng quý trọng, nếu chúng ta cố ý sát sinh hay vô tình làm tổn hại đến tính mạng của muôn loài đều đã đang tạo nghiệp cho mình. Nghiệp quả này bạn có thể sẽ nhận ngay tại kiếp này hoặc tới kiếp sau...
Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.
Chuyện heo quỳ xuống xin tha mạng khiến cả dòng họ ăn chay
Thế nhưng, xét về mọi mặt, mạng sống của loài vật thực ra cũng không khác gì với chúng ta. Muôn loài đều biết tham sống sợ chết, đều yêu quý sinh mạng của mình. Trước khi chết, con vật nào cũng vùng vẫy, chống cự và đau đớn tột cùng. Những điều ấy hoàn toàn giống nhau giữa chúng ta và loài vật.
Hơn thế nữa, những ai cho rằng loài vật không có cảm xúc chỉ có thể là những người tự mình không có được một tâm hồn nhạy cảm. Bởi vì, những cảm xúc của loài vật thực ra rất dễ nhận biết, cho dù chúng không thể nói lên thành lời.
Luận Đại Trí độ nói rằng: “Trong tất cả các tội ác thì tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức thì không giết hại là cao trỗi hơn hết.” (Chư dư tội trung, sát tội tối trọng. Chư công đức trung, bất sát đệ nhất.) Ngược lại, trong mười nghiệp lành, chỉ tu một nghiệp không sát sinh mà kết quả đã thù thắng như vậy, huống chi là người tu tập mười thiện nghiệp thì quả báo là bất khả tư nghì. Do vậy mà “chớ nên hại vật sát sinh, tu nhân tích đức mới thành thanh cao”.
Vì thế, không chỉ riêng con người mới có tình cảm, cảm xúc; cũng không phải chỉ có con người mới có đời sống đáng quý giá. Mọi sinh mạng đều quý giá như nhau, đều rất khó có được, đều mong manh dễ mất, và khi đã mất đi thì không thể cứu sống lại được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm