Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/02/2020, 13:53 PM

Chuyển hoá tâm thức

Nhà Phật dạy, thay vì trừng phạt tù tội, tốt nhất nên chuyển hóa tâm thức cho họ, đừng trừng phạt mà hãy chuyển hóa.

> Góc nhìn Phật tử

Chuyển hóa bàn tay từng ăn cắp thành bàn tay bố thí và chia sẻ, từ tấm lòng bỏn xẻn thành tấm lòng từ bi, từ cái tâm sân hận thành tâm hoà hợp, đoàn kết thương yêu. Như vậy, đạo Phật không dạy chặt bỏ mà chỉ dạy chuyển đổi thôi,sự chuyển này nằm trong công tác của tâm. Khi tâm được chuyển thì mọi thứ trong cuộc đời chuyển theo. Con đường chuyển nghiệp chính là con đường thay đổi vận mệnh và chính là nền tảng của sự an vui và hạnh phúc, nên giáo dục được nhà Phật ca ngợi như thần thông phép mầu.

Đạo Phật cũng không bao giờ sử dụng thần thông mê hoặc quần chúng để có thêm nhiều tín đồ, sự hỗ trợ “nhất hô bá ứng” mà chỉ sử dụng thần thông trong tình huống ngoại lệ, thay đổi cuộc đời bằng sự chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.

Đạo Phật cũng không bao giờ sử dụng thần thông mê hoặc quần chúng để có thêm nhiều tín đồ, sự hỗ trợ “nhất hô bá ứng” mà chỉ sử dụng thần thông trong tình huống ngoại lệ, thay đổi cuộc đời bằng sự chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.

Bài liên quan

Trong kinh điển Pàli, đức Phật thường gọi, thần thông giáo hóa. Nghĩa là, biến con đường hoằng pháp, giáo dục, cải tạo tâm lý xấu thành mầu nhiệm cho cuộc đời. Trong cuộc sống, có thể cảm nhận được điều đó, chỉ cần làm một việc lành thì ngay lập tức trở thành người tốt chứ không cần phải đợi đến đời kiếp sau. Vì thế, nhà Phật thường có thái độ dứt khoát, không sử dụng thần thông như cách thức gây ấn tượng, tạo sự chú ý của người khác khiến họ từ bỏ tôn giáo của họ để theo đạo Phật.

Đạo Phật cũng không bao giờ sử dụng thần thông mê hoặc quần chúng để có thêm nhiều tín đồ, sự hỗ trợ “nhất hô bá ứng” mà chỉ sử dụng thần thông trong tình huống ngoại lệ, thay đổi cuộc đời bằng sự chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Trong hai tình huống này, đức Phật cho phép.

Chuyển hóa bàn tay từng ăn cắp thành bàn tay bố thí và chia sẻ, từ tấm lòng bỏn xẻn thành tấm lòng từ bi, từ cái tâm sân hận thành tâm hoà hợp, đoàn kết thương yêu.

Chuyển hóa bàn tay từng ăn cắp thành bàn tay bố thí và chia sẻ, từ tấm lòng bỏn xẻn thành tấm lòng từ bi, từ cái tâm sân hận thành tâm hoà hợp, đoàn kết thương yêu.

Bài liên quan

Nếu áp dụng lời kinh, vận dụng được chính pháp vào đời sống đạo đức để chuyển hoá cuộc đời thì ngay sự chuyển hoá đó đức Phật nói, đang thực hiện được điều thần bí và giá trị thần bí đó mới quan trọng. Dù sao đi nữa, chúng ta vẫn thừa nhận giá trị văn hoá về “uống nước nhớ nguồn”, tình cảm thiêng liêng giữa con cái với cha mẹ, đạo lý hiếu thảo, sợi dây thiết lập giữa vật chất và tâm linh, giá trị của sự chuyển hóa thay vì trừng phạt.

Tất cả những giá trị đó không bao giờ chấm dứt, dù biết rằng kinh Vu Lan do các tổ Trung Hoa tạo ra. Nó mang dáng dấp và âm hưởng, dữ liệu và đời sống trên nền tảng Trung Hoa nhưng con đường truyền bá nền văn hóa này vẫn được tiếp tục bởi nó mang lại lợi lạc cho số đông mà chúng ta là một trong những đối tượng rất quan trọng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm